No menu items!
HomeBlogVì sao tiếp viên hàng không phải vào buồng lái khi phi...

Vì sao tiếp viên hàng không phải vào buồng lái khi phi công đi vệ sinh? Họ làm chuyện gì?

Rate this post

Trong khoảng thời gian phi công vào nhà vệ sinh, tiếp viên hàng không sẽ vào buồng lái. Bạn có biết họ làm gì hay không?

Bí ẩn xung quanh nghề hàng không liên quan đến phi công và tiếp viên luôn là điều gây tò mò và thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Ngành nghề đặc thù này có nhiều quy định và quy ước kỳ lạ.

Vì sao tiếp viên hàng không phải vào buồng lái khi phi công đi vệ sinh? 

Một trong những quy định đáng chú ý là khi một trong hai phi công cần rời vị trí để tới nhà vệ sinh trong suốt chuyến bay, một tiếp viên hàng không phải vào buồng lái và ở đó đợi cho đến khi phi công quay lại.

Hành động này nhằm đảm bảo luôn tuân thủ quy tắc và đảm bảo an toàn trong suốt thời gian bay, nơi phải luôn có ít nhất 2 người trong buồng lái, để tránh trường hợp một phi công còn lại bị khóa trong buồng lái và không thể kiểm soát máy bay.

Ngoài việc đi vệ sinh, chỉ cần một trong 2 phi công rời khỏi buồng lái với bất kỳ lý do gì – chẳng hạn như uống nước hay nghỉ ngơi một chút, một tiếp viên hàng không sẽ phải vào buồng lái cùng với phi công còn lại. Đây là quy trình được thực hiện nghiêm ngặt trên hầu hết các chuyến bay thương mại.

Xem thêm:  Bị lừa sau khi bỏ hơn 200 triệu đồng chạy cho con vào trường “xịn”

Một quy định khác đối với phi công là không được để râu, điều này nhằm bảo đảm sự an toàn cho chuyến bay và tính mạng của hàng trăm hành khách.

Khi máy bay gặp sự cố hoặc tình huống khẩn cấp, phi công cần phải giữ sự tỉnh táo và khỏe mạnh để điều khiển máy bay, ứng phó kịp thời và chính xác. Điều này đảm bảo có thể cứu sống hàng trăm sinh mạng trên máy bay.

Yêu cầu khắt khe của phi công

Khi phi công cần sử dụng mặt nạ dưỡng khí, bộ râu có thể làm mặt nạ không ôm khít với gương mặt, tăng nguy cơ mất an toàn.

Ngoài việc cạo râu, để đảm bảo mặt nạ dưỡng khí phát huy tối đa hiệu quả, phi công cũng không được phép đeo bất cứ thứ gì trên mặt có thể cản trở việc đeo mặt nạ đúng cách, gây nguy hiểm cho bản thân và hành khách.

phi-cong-co-the-bi-cam-bay-suot-doi-neu-de-hanh-khach-vao-buong-lai-3

Thêm vào đó, phi công không được phép có sẹo. Điều này bắt nguồn từ điều kiện làm việc đặc biệt của họ – thường xuyên phải làm việc ở độ cao hàng chục nghìn mét.

Khi lên cao, không khí loãng, áp lực giảm khiến cơ thể có xu hướng nở ra. Vết sẹo dù là mới hay cũ đều trở thành điểm yếu trên da, có nguy cơ bị rách và chảy máu.

Mặc dù việc rách da và chảy máu không nguy hiểm tính mạng, nhưng trong trường hợp máy bay gặp sự cố ở độ cao cao (áp lực không khí thấp), vết sẹo có thể bị nứt và chảy máu, ảnh hưởng đến sự tập trung và xử lý tình huống của phi công, đặc biệt trong giai đoạn hạ độ cao để chuẩn bị hạ cánh.

Xem thêm:  3 nguyên tắc vàng áp dụng sau tuổi trung niên mà không phải là tập thể dục hay ăn uống
51255434_1210622365758330_5216375383154229248_o

Thực tế, tiêu chuẩn “phi công không được có sẹo” không phải là tuyệt đối, nhưng các hãng hàng không thường đưa ra tiêu chuẩn rõ ràng về độ lớn và độ nông sâu của vết sẹo khi tuyển phi công. Tiêu chuẩn này cũng khắt khe hơn đối với phi công quân sự.

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan