No menu items!
HomeBlogVì sao Lưu Thiện liên tiếp ɡɪếт 3 trọng thần sau khi...

Vì sao Lưu Thiện liên tiếp ɡɪếт 3 trọng thần sau khi Gia Cát Lượng chết? Sau này mới biết ông cao minh

Rate this post

Bất cứ khi nào chúng ta nhắc đến vị hôn quân nổi tiếng trong lịch sử, tôi tin rằng rất nhiều độc giả sẽ nhắc đến Lưu Thiện. Dù sao thì ấn tượng quá sâu sắc về câu chuyện “vui quá đến nỗi quên cả quê hương Thục Hán” của Lưu Thiện.

Nhìn vào chính sử, Thục Hán diệt vong, sủng ái hoạn quan, bài xích trung lương của Lưu Thiện là có trách nhiệm không thể trốn trách. Nhưng sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện vẫn duy trì chế độ trong 29 năm, điều này cho thấy ông cũng có năng lực và trình độ nhất định.

Vào năm 234 sau Công Nguyên, khi Gia Cát Lượng chết, vì sao Lưu Thiện liên tiếp ɡiết 3 trọng thần? Sau này mới biết ông cao minh như thế nào, tại sao lại như vậy? Trên thực tế sự việc sau này chúng ta mới thấy rằng Lưu Thiện rất thông minh, vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Xa kỵ tướng quân Lưu Diễm

Vào thời hậu kỳ của Thục Hán, Lưu Diễm được coi là nhân vật kỳ cựu của Thục quốc. Khi Lưu Bị đảm nhiệm chức Dự Châu mục, vì Diễm và Lưu Bị cùng tông nên Lưu Bị đãi Lưu Diễm vô cùng lễ độ, thường xuyên đi cùng Lưu Bị tiếp đón khách quý mở rộng quan hệ, sau đó chiếm được lòng tin của Gia Cát Lượng và những người khác.

Đến năm 231, do Lý Nghiêm vận chuyển lương thảo chậm trễ, Gia Cát Lượng liên hợp với bách quan gửi thư cho Hậu chủ luận tội Lý Nghiêm, và Lưu Diễm chỉ xếp sau Gia Cát Lượng trong việc luận tội các quan đại thần, cho thấy rằng thân thế của Lưu Diễm cũng không thấp.

Xem thêm:  Loại bỏ 4 thói quen xấu này, bạn sẽ có cuộc sống thành công và giàu có
Lưu Diễm trên màn ảnh
Lưu Diễm trên màn ảnh

Tuy nhiên, càng về sau, Lưu Diễm càng trở nên kiêu ngạo khiến Gia Cát Lượng bất mãn. Tuy nhiên, cái chết của ông có phần hơi bất công.

Hóa ra Lưu Diễm có một người vợ rất xinh đẹp tên là Hồ Thị, vào lễ hội mùa xuân năm 234, Hồ Thị vào cung để thăm Ngô Thái hậu và lưu lại hậu cung gần 1 tháng, Lưu Diễm không thấy vợ về bèn cho rằng Hồ Thị và Hậu chủ có tư thông, sau đó sai quân lính trói Hồ Thị, lại sai lính lấy giày bạt tai vợ.

Hồ thị thương tích đầy mình, không chịu nổi nỗi uất hận, Hồ thị đi thẳng tới nha môn cáo trạng lên triều đình, trong phút chốc tin đồn truyền khắp toàn thành. Lưu Thiện nghe xong giận dữ không thôi, lập tức lệnh đem Lưu Diễm bỏ vào ngục giam, sau đó đem chém đầu thị chúng.

An Hán tướng quân Lý Mạc

Năm 234, Gia Cát Lượng bệnh mất ở gò Ngũ Trượng. Hậu chủ Lưu Thiện đích thân mặc áo trắng để tang ba ngày. Lý Mạc dâng sớ lên nói rằng Gia Cát Lượng nắm đại quyền “như hổ dữ sói rình”, nay Gia Cát Lượng đã chết thì mọi người phải mừng chứ không nên lo buồn.

Bài sớ này tương đương với việc phủ nhận trực tiếp đóng góp của Gia Cát Lượng cho Thục Hán. Hậu chủ nghe xong hết sức tức giận, hạ ngục Lý Mạc mà không nói một lời. Lúc này không còn Gia Cát Lượng “bảo hộ” cho Lý Mạc nữa, chẳng bao lâu sau Mạc bị xử tử. Chức An Hán tướng quân sau đó được giao cho Vương Bình

Xem thêm:  JUnit là Gì? Tìm hiểu chi tiết về JUnit

Trung quân sư Dương Nghi

Gia Cát Lượng chết vì bệnh trong cuộc Bắc phạt, Dương Nghị thường tự cho mình là người nối nghiệp Thừa tướng, đồng thời lấy lý do tạo phản của Ngụy Diên để ɡiết Ngụy Diên vì lý do tư thù.

Sau khi Dương Nghi rút quân về Thành Đô an toàn, lại ɡiết được Ngụy Diên nên tỏ ra tự mãn, cho rằng mình có công lớn, đáng là người kế thừa Gia Cát Lượng. Khi còn sống Gia Cát Lượng từng ngầm nói với các quan rằng Dương Nghi lòng dạ hẹp hòi, Tưởng Uyển có đạo đức tốt hơn.

Quả nhiên khi trở về Thành Đô, Tưởng Uyển được phong làm Thượng thư lệnh, Thứ sử Ích Châu – tuy không có ngôi vị thừa tướng như Gia Cát Lượng nhưng đó là chức vụ cao nhất trong triều, thực chất là thay Khổng Minh điều hành triều chính; còn Dương Nghi chỉ được phong chức Trung lang tướng, không được nắm giữ binh quyền. Do đó Dương Nghi rất không hài lòng.

Dương Nghi trên màn ảnh
Dương Nghi trên màn ảnh

Dương Nghi bất mãn, nói năng không kìm chế khiến nhiều đồng liêu tránh xa không dám nói chuyện. Quân sư Phí Y đến thăm và an ủi, Dương Nghi mang sự oán thán nói với Phí Y. Phí Y nghe được, lẳng lặng về tâu lại với Hậu chủ Lưu Thiện. Năm 235, Lưu Thiện hạ lệnh bãi chức Dương Nghi, phế làm dân thường đày xuống quận Gia.

Đến quận Gia, Dương Nghi vẫn tỏ ý phản kháng, dâng thư phỉ báng triều đình. Triều đình liền hạ lệnh bắt giam. Dương Nghi tự vẫn trong ngục. Vợ con ông không bị bắt tội, trở về đất Thục. Vụ việc Dương Nghi xảy ra sau án Ngụy Diên chưa đầy 1 năm.

Xem thêm:  2 cách tạo Gmail mới trên điện thoại và máy tính mới nhất

Tại sao lại nói rằng Lưu Thiện sáng suốt khi ɡiết 3 trọng thần này?

Đầu tiên, Lưu Thiện cuối cùng cũng có cơ hội nắm quyền trong tay mình, ông đã dùng sức mạnh sấm sét để đối phó với Lưu Diễm và những người khác đã làm tổn hại đến thanh danh của ông, coi như là để duy trì phẩm giá của một Hậu chủ.

Thứ hai, trong một thời gian dài, nội bộ Thục Hán không phải là gắn kết như sắt, các quan viên địa phương Ích Châu và nhóm bên ngoài Kinh Châu không bao giờ hợp nhau, các cuộc viễn chinh phương bắc thường xuyên của Gia Cát Lượng cũng tính đến quá trình chuyển giao xung đột sau khi Gia Cát Lượng qua đời.

Sự việc của quan viên Ích Châu Lý Mạc, có thể được hiểu là một thách thức, và việc Lưu Thiện xử tử Lý Mạc thực sự là một tuyên bố để bảo vệ danh tiếng của Gia Cát Lượng, thúc đẩy sự cân bằng của hai phe.

Thứ ba, sau cái chết của Gia Cát Lượng, trong Thục quốc còn có Tưởng Uyển, Khương Duy và những người khác, nhưng không còn một nhân vật quyền lực nào như Gia Cát Lượng, để quyền lực nằm chắc trong tay Lưu Thiện, và ông có khả năng tiếp tục duy trì sự ổn định đất nước.

Nguyệt Hòa
Theo Aboluowang

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan