No menu items!
HomeBlogPhòng tránh “kẻ gιếϮ người thầm lặng” và chú ý đến 5...

Phòng tránh “kẻ gιếϮ người thầm lặng” và chú ý đến 5 triệu chứng chính của bệnh thận

Rate this post

Phòng tránh “kẻ gιếϮ người thầm lặng” và chú ý đến 5 triệu chứng chính của bệnh thận
Nguồn: epochtimes

Bệnh thận được gọi là “kẻ gιếϮ người thầm lặng” vì nó thường không có triệu chứng ban đầu đặc biệt rõ ràng. Nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh thận mãn tính cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Tiến sĩ Yang Jingduan, chủ tịch Viện Châm cứu Lâm sàng Hoa Kỳ, đồng thời là giáo sư tâm thần học lâm sàng tại Đại học Jefferson, người dẫn chuyên mục “Sức khỏe bốn chiều”, gần đây liên tục tiếp nhận một số bệnh nhân nhỏ tuổi, tất cả đều xuất hiện vấn đề suy thận. Nhưng họ đến gặp bác sĩ quá muộn, điều này làm chậm thời gian điều trị và tăng độ khó trong điều trị. Những bệnh nhân này nếu được điều trị sớm sẽ rất có lợi trong việc ức chế và làm chậm quá trình phát triển của bệnh thận.


Sự chậm trễ trong điều trị bệnh thận là phổ biến ở Hoa Kỳ. Theo thống kê của CDC năm 2021, 90% bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính ở Mỹ không biết mình mắc bệnh.

Bệnh thận mãn tính ảnh hưởng đến một phần bảy người trưởng thành ở Hoa Kỳ và ước tính có khoảng 37 triệu người Mỹ mắc bệnh thận mãn tính. Bệnh thận mãn tính ảnh hưởng đến 14% phụ nữ và 12% nam giới. Bệnh thận phổ biến hơn ở những người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 38%; tiếp theo là những người từ 45 đến 64 tuổi, chiếm 12%; và những người từ 18 đến 44 tuổi, chiếm 6%.

Triệu chứng ban đầu của các bệnh liên quan đến thận không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên dễ bị bỏ qua trong điều trị.

Bác sĩ Yang đã chỉ ra trong chuyên mục “Sức khỏe bốn chiều” của mình rằng người bình thường rất khó nghĩ rằng thận của mình sẽ có vấn đề, đôi khi bệnh xuất hiện rất lâu mà không chú ý, đến khi phát hiện ra thì nó rất nghiêm trọng. Cũng có những bệnh nhân khi mắc bệnh được phát hiện đã bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo và ghép thận để duy trì sự sống.

Xem thêm:  H2S + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr

Làm thế nào chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh này tốt hơn?


Chú ý 5 triệu chứng chính của bệnh thận

Các dấu hiệu chỉ được thể hiện khi thận bị tổn thương nghiêm trọng, cần xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện ra vấn đề. Một số bác sĩ đề nghị rằng những người trên 40 tuổi nên kiểm tra máu và nước tiểu định kỳ và kiểm tra siêu âm 6 tháng một lần, những người dưới 40 tuổi cũng nên kiểm tra thường xuyên.

Nếu trong cuộc sống hàng ngày xuất hiện những triệu chứng sau, bạn nên chú ý kiểm tra xem có liên quan đến vấn đề về thận hay không:

1. Buồn nôn, nôn và chán ăn

Tích tụ độc tố trong cơ thể, nhiễm toan, sự nhiễm axit và mất cân bằng điện giải đều có thể gây rối loạn chức năng đường tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột và triệu chứng buồn nôn và nôn.

Bác sĩ Yang chỉ ra rằng những dấu hiệu ban đầu này thường khiến mọi người thắc mắc liệu có liên quan gì đến thận và đây là lý do tại sao bệnh thận dễ bị bỏ qua. “Vì vậy có vấn đề tiêu hóa, đừng quên rằng có thể liên quan đến thận”.


2. Thay đổi nước tiểu

Thận chịu trách nhiệm tạo ra nước tiểu, và khi thận không hoạt động bình thường, lượng nước tiểu có thể giảm. Điều này là do thận bị tổn thương có thể không lọc máu hiệu quả, dẫn đến lượng nước tiểu ít hơn.

Bệnh thận cũng có thể gây ra những thay đổi về màu sắc hoặc độ đặc của nước tiểu. Một lý do cho điều này là thận chịu trách nhiệm lọc chất thải ra khỏi máu và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Khi thận bị tổn thương, chúng không thể lọc máu hiệu quả, khiến chất thải tích tụ trong nước tiểu, gây ra những thay đổi trong nước tiểu.

Xem thêm:  20 năm bền bỉ mua lại chiếc xe mui trần của người mẹ quá cố và tìm thấy một bất ngờ

Một số bệnh nhân có vấn đề về thận mà Tây y có thể không phát hiện ra, nhưng Trung y có thể nhìn ra vấn đề, bác sĩ Yang cho biết: “Khi thận khí không đủ và thận dương không đủ, cũng sẽ có hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong suốt quá trình, ngày và tần suất đi tiểu về đêm tăng lên, vì vậy đôi khi bạn có thể không tìm thấy bất cứ điều gì sai ở mức độ hóa học, nhưng ở mức độ năng lượng, bạn đã có vấn đề về thận”.

3. Ngứa da

Khi thận không hoạt động bình thường, chúng không thể loại bỏ các chất thải ra khỏi máu một cách hiệu quả, dẫn đến ngứa. Bệnh thận có thể gây ra những thay đổi về mức độ của một số hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến da và gây ngứa.

Bác sĩ Yang tin rằng có nhiều nguyên nhân khiến da bị ngứa, một số người rất nhạy cảm và dễ bị chàm vì da của họ thiếu vitamin B6 và kẽm. Một số trường hợp bị ngứa do quá trình methyl hóa không đủ, nồng độ amoniac trong máu ở mô quá cao khiến da dễ bị trầy xước, nổi mề đay,… hoặc các chất độc trong cơ thể không thể bài tiết bình thường qua thận dẫn đến khô da và ngứa.


“Trong trường hợp này, đừng chỉ đến bác sĩ da liễu và mạnh tay bôi thuốc mà hãy nghĩ xem mình có vấn đề về thận hay khả năng suy thận hay không”.

4. Đau thắt lưng cấp và mãn tính

Đau thắt lưng tương đối phổ biến, đặc biệt là những người trung niên, thường bị đau thắt lưng mãn tính, đôi khi không tìm thấy bất kỳ vấn đề gì.

Bác sĩ Dương khuyến cáo: Khi bị đau thắt lưng dữ dội, cần kiểm tra xem có vấn đề về thận hay không, đau thắt lưng mãn tính cũng cần được chú ý. Bởi vì thắt lưng là bộ phận của thận, nếu thận bị bệnh sẽ khiến thắt lưng đau nhức triền miên. Chứng đau thắt lưng mãn tính này cũng có thể lan từ thắt lưng đến mặt sau của chân và mắt cá chân dọc theo kinh bàng quang.

Xem thêm:  Hướng dẫn cách kiểm tra lỗi máy giặt Whirlpool đơn giản

“Cho nên có khi kiểm tra thì không phải thoát vị đĩa đệm; hoặc có thoát vị đĩa đệm cũng không loại trừ có vấn đề về thận nên phải hết sức lưu ý”.

5. Sưng bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân

Bệnh thận có thể gây sưng ở bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân. Một lý do cho điều này là khi thận không hoạt động bình thường, chúng không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả, khiến chất lỏng tích tụ trong các mô, gây sưng tấy.


Ngoài ra, bệnh thận cũng có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải natri và kali trong cơ thể. Chất điện giải giúp điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể và khi sự cân bằng đó bị xáo trộn, chất lỏng có thể tích tụ trong các mô, gây sưng tấy.

Bệnh thận cũng có thể khiến chất thải tích tụ trong cơ thể, dẫn đến sưng tấy.

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, đôi khi bệnh thận có thể có các biểu hiện như: Khó thở hoặc đau ngực, mệt mỏi và thiếu máu triền miên, cao huyết áp đột ngột ở những người trẻ tuổi…v.v.

Một số người có thể xuất hiện mùi kim loại trong miệng, đặc biệt là những người bị suy thận nặng, do lượng urê trong cơ thể quá cao nên họ thường cảm thấy có mùi kim loại trong miệng, một số người còn có mùi amoniac trong hơi thở. Bác sĩ Yang nhắc nhở rằng khi xuất hiện mùi đặc biệt như vậy, người ta phải nghĩ xem liệu nó có liên quan đến các vấn đề về thận hay không.

Kỳ Mai biên dịch
Phương Bình – epochtimes



Xem thêm

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan