No menu items!
HomeBlogPhân tích đoạn cuối trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

Phân tích đoạn cuối trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

Rate this post

Chiến thắng Mtao Mxây là trích đoạn đặc sắc trong sử thi Đăm Săn nổi tiếng của người Ê-đê. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài Phân tích đoạn cuối trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây dưới đây để phân tích hình ảnh người anh hùng Đăm Săn trở về trong niềm vui chiến thắng của dân làng.

1. Đôi nét về tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây:

1.1. Bố cục (3 phần):

– Phần 1 (Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”): Trận đánh giữa hai tù trưởng.

– Phần 2 (Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”): Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

– Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.

1.2. Tóm tắt:

Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần giữa của truyện: Từ ngày về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đăm Săn và đám nô lệ bỏ đi rẫy, ra sông lao động và làm ăn đã cho quân vào cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại còn lấy được đất đai của cải của kẻ địch làm cho oai danh của chàng ngày càng vang dội, bộ tộc trở nên hùng mạnh và đông đảo hơn.  Sau đó Đăm Săn và các nô lệ trở về sau chiến thắng và tổ chức ăn uống, tiệc tùng linh đình.

1.3. Giá trị nội dung:

Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại.

1.4. Giá trị nghệ thuật:

– Ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.

– Nghệ thuật kể xem lẫn tả

– Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập

2. Dàn ý phân tích đoạn cuối đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”:

Mở bài:

Xem thêm:  Đặc Điểm Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Rustic Và Cách Ứng Dụng

– Giới thiệu khái quát về sử thi “Đăm Săn” và vị trí đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.

– Giới thiệu về nội dung chính của đoạn cuối trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”

Thân bài:

– Tóm tắt lại nội dung đoạn trước đó: cuộc chiến đấu của Đăm Săn và Mtao Mxây.

– Khung cảnh ăn mừng chiến thắng.

– Hình ảnh người anh hùng Đăm Săn trong cuộc ăn mừng.

– Ý nghĩa của khung cảnh ăn mừng chiến thắng.

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của đoạn cuối của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”

3. Phân tích đoạn cuối trong Chiến thắng Mtao Mxây:

Mẫu 1:

Đăm Săn “là một sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê-đê thuật lại cuộc đời của tù trưởng Đăm Săn. Trong đó, đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã để lại nhiều cảm xúc đối với người đọc. Đoạn cuối cùng của đoạn trích đã khắc hoạ cảnh ăn mừng sau chiến thắng của tù trưởng Đăm Săn. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” kể về quá trình giành lại vợ của Đăm Săn.

Khi hay tin Đăm Săn và thuộc hạ rời khỏi buôn làng. Mtao Mxây nghĩ ra kế chiếm đoạt vợ của tù trưởng. Hắn giả làm khách qua đường tìm đến nhà Đăm Săn, rồi giả vờ vứt lại mấy con dao và bảo vợ mang ra ngoài để bắt Hơ Nhị đi. Đăm Săn nghe tin rất tức giận, mang binh ra nhà Mtao Mxây quyết lấy lại vợ cho kỳ được. Tuy nhiên, hắn không chịu ra ngoài giao chiến, Đăm Săn còn đe doạ phá nhà thì mới chịu ra ngoài. Mtao Mxây múa khiên yếu ớt, nhưng Đăm Săn lại rất mạnh mẽ, dũng cảm. Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng hắn mặc áo giáp nên không sao cả. Sau một hồi giao chiến, Đăm Săn đuối sức và nằm mơ được ông trời bày kế tiêu diệt Mtao Mxây. Chàng đánh bại được kẻ thù và giải cứu lại được Hơ Nhị. Sau khi hoàn thành trận đánh, Đăm Săn trở về mở tiệc ăn mừng cùng với dân làng.

Tiếng chiêng do Đăm Săn gọi người đánh lên – tiếng cồng là âm thanh điệu hồn dân tộc đã gắn bó với người dân Ê-đê từ biết bao đời nay là tiếng báo hiệu cho một cuộc tiệc tùng sẽ được cử hành. Thì mọi người dân kéo về nhà chàng tấp nập, tôi tớ tụ tập cả bên ngoài. Nhiều tù trưởng từ phương xa cũng được mời về. Còn Đăm Săn lại “nằm trên võng, tóc thả trên sàn”, điều ấy cho thấy phong thái nhàn nhã, ung dung của vị tù trưởng sau chiến trận đầy căng thẳng. Đối với chàng, không khí chiến trận đã quá đỗi thân quen. Cuộc liên hoan mừng diễn ra “linh đình, thịt heo, thịt trâu không ngừng. ..”. “Tiệc tùng linh đình, ăn uống đông vui kéo dài suốt cả mùa khô”. Riêng Đăm Săn “uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”. Đó đúng là cách xử sự của một tù trưởng. Cả miền Ê-đê Ê-ga đều ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng, tiếng tăm của chàng giờ đã vang dội khắp thiên hạ

Xem thêm:  Inamori Kazuo: “Tư tưởng là bút vẽ, cuộc đời là một bức tranh…. “

Trong đoạn kết cũng có lời nhận xét của tác giả: “Đăm Săn hiện ra là một tù trưởng mới trỗi dậy, đang tràn trề sức trai, danh tiếng lẫy lừng. Bắp chân chàng to như cây xà nàng, bắp đùi chàng to lớn như ống sậy, sức chàng bằng sức voi đực, hơi thở chàng ào ào như sấm rền, chàng nằm sấp thì gãy xà ngang, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn dĩ đã ngang tàng từ trong bụng mẹ “.Chỉ mấy câu văn thôi tác giả đã khắc hoạ được hình ảnh một vị tù trưởng với dáng vẻ mạnh mẽ, ngang tàng. Đồng thời bộc lộ sự khâm phục, ngưỡng mộ Đăm Săn. Tóm lại, đoạn kết của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã khắc hoạ thành công khung cảnh ăn mừng chiến thắng mang đậm dấu ấn dân tộc của cộng đồng người Ê-đê.

Mẫu 2:

Đến với đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, người đọc sẽ không thể không ấn tượng với màn ăn mừng chiến thắng sau trận đánh của tù trưởng Đăm Săn. Nội dung chính của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” xoay quanh việc Mtao Mxây ghen ghét vì Đăm Săn có vợ đẹp mà quyết bắt cóc Hơ Nhị. Hắn dò la tin tức, khi biết tù trưởng Đăm Săn đi vắng bèn giả dạng làm khách đến nhà Đăm Săn, khi trở về bịa thêm lí do là vứt quên con dao và dặn Hơ Nhị đem giúp ra ngoài rồi bắt cóc đi. Nghe tin vợ mình bị bắt cóc, Đăm Săn tức tốc quay trở lại, mang binh đến tấn công Mtao Mxây để giải cứu vợ. Một cuộc chiến dữ dội diễn ra. Rút kinh nghiệm từ tên Mtao Grư, Mtao Mxây mặc áo giáp kỹ càng, đeo khiên cố thủ, không chịu giao chiến. Chỉ khi Đăm Săn đe doạ phá làng, hắn mới dám ra giao chiến. Mtao Mxây yếu ớt, kém cỏi còn Đăm Săn lại dũng mãnh, tài giỏi khiến ai cũng khiếp sợ. Mtao Mxây sợ hãi bỏ chạy thì bị mũi giáo xuyên vào đùi, vào lưng nhưng vì hắn mang áo giáp giáo nên không bị thương. Cuộc chiến diễn ra không phân định thắng thua. Đăm Săn mệt mỏi mơ màng thì được ông trời chỉ cách diệt trừ kẻ ác. Chàng bèn làm theo. Đăm Săn cầm rìu mòn chém vào vành tai Mtao Mxây. Áo giáp rơi ra và lập tức Đăm Săn kết liễu cuộc sống của kẻ thù nhanh chóng. Tù trưởng Mtao Mxây cầu xin Đăm Săn tha mạng. Nhưng Đăm Săn kiên quyết phải trừng trị kẻ ác – kẻ đã đoạt vợ người khác một cách hèn hạ. Chàng chiến thắng vẻ vang tiếng tăm lừng lẫy.

Xem thêm:  Bí ẩn: Vì sao người xưa tạc tượng Phật lớn nhất thế giới ở Tứ Xuyên?

Tiếng chiêng được Đăm Săn gọi người đánh lên với mong ước làm cho “ở dưới đất vỡ nát những cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát những cây xà, cho tiếng chiêng vang dội khắp đó đây, cho voi, tê giác trong rừng nhịn không cho con bú, ếch nhái dưới gầm sàn, kỳ nhông ngoài bãi cũng ngừng kêu, tất cả cùng ngày đêm lặng thinh để lắng nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui như thể ăn mừng mùa khô năm mới”. Đó là tiếng chiêng mang điệu hồn Tây Nguyên đã gắn bó với người dân Ê-đê từ biết bao đời nay. Cũng là tiếng báo cho một cuộc ăn mừng hoành tráng nhất sắp sửa được bắt đầu. Sau tiếng chiêng ấy, nhiều người dân kéo về nhà chàng đông nghẹt, tôi tớ chật cả nhà Rông. Nhiều tù trưởng từ nơi khác cũng được mời đến. Còn Đăm Săn lại “nằm trên võng, tóc thả trên sàn”, điều ấy cho thấy phong thái ung dung, tự tại của người tù trưởng sau cuộc chiến đầy cam go. Đối với chàng, cảnh tượng chiến trận đã quá đỗi thân quen. Cuộc vui ăn mừng diễn ra “linh đình, thịt lợn, thịt trâu không ngớt, thịt heo ăn làm đến cháy đen cả ống le, thịt dê ăn đến cháy đen cả ống ồ lô, máu bò, màu trâu nhuộm đen khắp sàn nhà, dây cồng dây chiêng chằng chịt như mạng nhện, chỉ vàng, chỉ đỏ như hoa dam piết”. Đó là một cảnh tượng ăn mừng mà được cho là cả cuộc đời ông bà chưa hề có. “Tiệc tùng linh đình, ăn uống đông vui kéo dài suốt cả mùa khô”. Riêng Đăm Săn “uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”. Đó đúng là cách xử sự của một tù trưởng. Cả miền Ê-đê Ê-ga đều ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng, tiếng tăm của chàng giờ đã vang dội khắp bốn phương. Trong đoạn kết truyện, vẻ đẹp hình thể của người tù trưởng hiện rõ:“Đăm Săn hiện ra là một tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà nàng, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy dầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ” .Chỉ một vài câu văn ngắn gọn tác giả đã khắc hoạ được hình ảnh một vị tù trưởng với dáng vẻ khoẻ khoắn, lực lưỡng. Đồng thời bộc lộ sự khâm phục, ngưỡng mộ Đăm Săn.

Tóm lại, đọc đến đoạn cuối của “Chiến thắng Mtao Mxây”, ta đã thấy được một không khí ăn mừng chiến thắng thật sôi nổi, mạng đậm vẻ đẹp của người dân Ê-đê

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan