No menu items!
HomeBlogNhanh bỏ 3 thói quen xấu này, nếu không muốn nghèo hơn...

Nhanh bỏ 3 thói quen xấu này, nếu không muốn nghèo hơn mỗi ngày, người thành công không phạm phải

Rate this post

Nhanh bỏ 3 thói quen xấu này, nếu không muốn nghèo hơn mỗi ngày, người thành công không phạm phải
Ảnh: Internet

Chỉ khi bạn sẵn sàng thay đổi, bạn mới có cơ hội thay đổi cuộc đời và không bị chìm đắm vào những điều tiêu cực. Heidegger một triết gia người Đức từng nói: “Có ba điểm nhấn chìm cuộc sống của một người đó là tò mò, buôn chuyện và do dự.”

Ngày nay, có quá nhiều ham muốn và cám dỗ tràn ngập trong cuộc sống của chúng ta, và ngày càng có nhiều người chìm đắm trong những thú vui ngắn hạn và không thể tự giải thoát cho mình. Để rồi trong lòng luôn có hoài bão làm việc lớn nhưng cuối cùng kết quả vẫn chỉ là do dự và dự định.


Theo thời gian, ý chí và khả năng suy nghĩ sâu sắc bị mất đi mà chúng ta không nhận ra. Khi bạn thực sự thức dậy, bạn nhận ra rằng cuộc sống của bạn đã bị xáo trộn bởi những thứ bạn tò mò, thú vui buôn chuyện và những quyết định không đúng vì quá chần chừ. Nó đang từng bước nhấn chìm cuộc sống của chúng ta, cuối cùng khiến cuộc sống của chúng ta xuống dốc và tự hủy hoại chính mình.

Tò mò

Cuộc sống hiện đại đầy rẫy những bon chen, những ham muốn vật chất, nhiều người không khỏi bị cám dỗ do tính tò mò quá mạnh, cuộc sống của họ đang từng bước chìm xuống.

Thực tế, tò mò chính là một trong những yếu tố giúp xã hội có được cuộc sống hiện đại như ngày nay. Vì tính tò mò, con người mới tìm tòi, nghiên cứu, và tạo ra nhiều phát minh thúc đẩy sự phát triển nhân loại.

Tuy nhiên, sự tò mò đôi lúc có thể gây hại cho chúng ta. Cụ thể hơn, nó khiến con người đưa ra những lựa chọn rất tồi tệ, ngay cả khi biết trước kết quả sẽ gây thiệt hại về tài chính, tạo cảm giác không thoải mái, thậm chí là cả sự đau đớn nữa.


Ở làng chúng tôi có một cậu thanh niên, là một trong số ít người trúng tuyển vào một trường đại học danh giá thời bấy giờ, là niềm tự hào của bố mẹ, ai cũng bảo anh là “con nhà người ta”.

Nhưng khi gặp lại, tôi thấy vẻ “phong độ ngời ngời” năm nào không còn nữa, đến lúc đó tôi mới biết anh bị đuổi khỏi trường đại học chỉ sau hai năm học, sau một thời gian trầm cảm, anh ta chỉ có thể làm việc trong một khu công nghiệp.

Hóa ra khi một game nổi tiếng vừa ra mắt, anh tò mò không biết game gì, thấy bạn cùng phòng chơi nên cũng thử chơi cho biết, nhưng ngay khi bước vào trò chơi, anh đã không còn chú tâm vào việc học.

Lúc đầu, cậu chỉ chơi sau giờ học, dần dần thì chơi thâu đêm không ngủ, ban ngày đến lớp thì ngủ gật, sau đó trốn học hoàn toàn, không theo kịp việc học và thi trượt liên tục.

Xem thêm:  Người phụ nữ giúp 3 cậu bé nghèo một bữa no, 20 năm sau đại gia tìm đến tặng tiền tỷ

Ngoài ra, để chơi game, anh ta nạp tiền, vay mượn khắp nơi, cuối cùng thì không có tiền để trả, bị cô giáo gọi phụ huynh lên giáo huấn nhưng nhiều lần cảnh cáo vẫn không thay đổi, và cuối cùng anh ta đã bị đuổi khỏi trường.


Từ một sinh viên đại học được mọi người ghen tị với học bổng quốc gia, nhưng với việc tò mò dẫn đến nghiện game rồi phải bỏ học, có một thế giới khác biệt trong cuộc sống.

Trong tâm lý học có một câu nói rằng: Người càng tò mò thì càng dễ rơi vào những trải nghiệm khoái cảm và càng dễ sa ngã.

Trên thực tế, sự tò mò thường là nguyên nhân gây ra ham muốn của con người. Bởi vì nó tiêu thụ năng lượng, kéo cơ thể xuống, kéo nhận thức của chúng ta xuống, trở nên bối rối và trống rỗng, tạo thành một vòng luẩn quẩn, và cuối cùng chẳng đạt được gì.

Tò mò là bản năng của con người, nhưng nó có cái tốt và cái xấu, kiểm soát đúng tính tò mò có thể khiến con người trở nên tốt hơn, sáng tạo ra nhiều cái mới, ngược lại nếu không thể làm chủ, biết không tốt những vẫn tò mò muốn thử cho biết thì sẽ kéo con người xuống vực sâu và khiến họ chìm đắm vào những cảm giác ảo.

Buôn chuyện


Tại nơi làm việc, đồng nghiệp của tôi thường hay phàn nàn và tán gẫu, không kiềm chế được việc buôn chuyện và tham gia cùng nhóm, kết quả là công việc lẽ ra phải hoàn thành thường bị chậm trễ, bị sếp la mắng, yêu cầu làm lại. Thật là vui khi trò chuyện, và tiếc nuối sau khi trò chuyện.

Tôi đã từng là một người hay nói chuyện phiếm và trả lời khi có tin tức. Tôi cảm thấy rằng trò chuyện trong vài phút sẽ không làm mọi thứ trì hoãn, nhưng tôi không thể dừng lại được.

Sau một thời gian dài, tôi thấy mình hay trì hoãn trong mọi việc, chẳng làm được gì, khả năng tự quản của tôi ngày càng kém, cuối cùng thì công việc và cuộc sống của tôi rối tung lên, cả người tôi đều sẽ bị mất năng lượng thuần chính và mệt mỏi.

Có một câu nói rằng: Cách nhanh nhất để hủy hoại một con người là gì?. Đó chính là cứ để anh ta ngày ngày nhàn rỗi!

Nhàn rỗi là hạnh phúc, nhưng quá nhàn rỗi lại là tai họa. Thường khi nhàn rỗi chúng ta thường đâm đầu vào những cuộc trò chuyện, tán gẫu không đâu vào đâu, khiến thời gian trôi đi một cách lãng phí mà không tự biết. 


Quá trình trò chuyện tưởng chừng như ít tác động, nhận được nhiều thông tin thì rất vui nhưng trên thực tế, hầu hết thông tin của những cuộc tán gẫu đều tầm thường và vô nghĩa.

Xem thêm:  Vinschool mở 500 lớp học hè trực tuyến miễn phí trong mùa dịch Covid-19

Tán gẫu, buôn chuyện có thể mang lại cho bạn niềm vui nhất thời, tuy nhiên sau đó vô tình làm lãng phí thời gian của bạn và biến trạng thái của bạn trở nên mất tập trung vào công việc.

Xung quanh tôi có hai bạn đang làm bài thi tự luận tại chỗ, vì họ phải đi làm nên chỉ có thể dùng thời gian còn lại để học.

Hai tháng trước mỗi kỳ thi, bạn A sẽ tận dụng thời gian rảnh để học bài, còn bạn B thì tìm người trò chuyện, hoặc khi đang học thì bắt máy ngay khi máy rung và trả lời những cuộc điện thoại.

Kết quả là bạn A đã hoàn thành tất cả các môn trong hai năm để chuẩn bị bảo vệ luận án, còn bạn B vẫn không hoàn thành sáu môn do thi trượt.


Khi B phàn nàn rằng đề thi tự luận quá khó, tôi liền kể cho bạn B nghe câu chuyện như thế này: 

Ngày xưa, có một anh tiều phu lên núi đốn củi gặp một người chăn dê. Anh chăn dê vì muốn giết thời gian trong lúc đàn dê của mình ăn cỏ nên đã lôi kéo anh tiều phu nói chuyện phiếm với mình.

Anh tiều phu thấy có người muốn kết giao với mình, vui mừng buông rìu, gác lại công việc và chú tâm nói chuyện.

Khi trời bắt đầu tối, anh chăn dê dắt đoàn dê no căng bụng về nhà, trong khi anh tiều phu trở về mà không gặt hái được thành quả nào.

Anh tiều phu đã quên mất rằng việc của mình là đốn củi còn việc của anh chăn dê là cho dê ăn.


Trong lúc nói chuyện, đàn dê vẫn ăn uống no say còn anh tiều phu thì mải lo trò chuyện mà không đốn được cây củi nào?

Tình trạng hiện tại của bạn B đúng như truyện kể: Bạn là tiều phu, bạn của bạn là người chăn cừu. Bạn dành thời gian lãng phí vào những cuộc nói chuyện nhỏ nhặt thay cho việc học, và dĩ nhiên kết quả sẽ không như ý. 

Buffett và Bill Gates đã từng được hỏi cùng một câu hỏi: “Khả năng quý giá nhất trong cuộc đời bạn là gì?”

Họ đã đưa ra câu trả lời giống nhau: “Tập trung”.

Vì vậy, hãy học cách từ bỏ những cuộc nói chuyện nhỏ nhặt bổ dưỡng, ít làm những việc mang lại niềm vui ngắn hạn, làm nhiều việc để khiến bản thân trở nên tốt hơn, cải thiện khả năng tập trung và từ từ khiến bản thân trở nên tốt hơn nhờ làm việc chăm chỉ.


Bạn phải hiểu rằng hạnh phúc thực sự không phải là khoái cảm sau khi ham mê mà là thu hoạch sau quá trình làm việc chăm chỉ, chỉ cần nỗ lực không ngừng, bạn mới có cơ hội thay đổi từ một người bình thường trở thành một “thiên tài”.

Xem thêm:  Cách thêm bài hát vào tiểu sử Facebook chỉ với 3 bước đơn giản

Do dự

Chúng ta đã từng nghe câu chuyện như thế này: Nhà triết học người Pháp Brittan nuôi một con lừa nhỏ, và ông đặt hàng một đống cỏ khô để cho lừa ăn mỗi ngày từ những người nông dân ở đồng cỏ gần đó.

Một ngày nọ, để cảm ơn những khách hàng cũ, người nông dân gửi thêm một đống cỏ khô, vậy là trong kho có hai đống cỏ khô, và Brittan rất vui mừng.

Nhưng con lừa gặp rắc rối, vì đối mặt với hai đống thức ăn thô xanh giống nhau, nó không biết ăn đống nào trước, cứ đi lang thang, cuối cùng chết đói.


Sau này, người ta gọi nó là “ hiệu ứng con lừa của Brittan” để mô tả hiện tượng do dự và không quyết đoán.

Thực tế, con lừa trong câu chuyện rất giống chúng ta trong thực tế: Nhiều lúc chúng ta có cơ hội thăng tiến, nhưng chúng ta thường do dự liệu mình có đủ khả năng hay không, có cơ hội thể hiện mình nhưng lại lo lắng mình sẽ mắc sai lầm và không có dũng khí để thực hiện, do dự khiến cơ hội đã vụt mất.

Giáo sư Joyce Matler của Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng: Do dự là nguyên nhân đầu tiên trong số 9 lý do khiến con người trở nên nghèo nàn. Có thể thấy, do dự còn tồi tệ hơn là thất bại sau khi hành động

Đôi khi, điều thực sự đánh gục bạn và ngăn bạn trì trệ thường không phải là đối thủ và những khó khăn chưa biết, mà chính là sự chần chừ trong lòng khiến bạn bỏ lỡ thành công, chìm đắm vào tình thế chìm nghỉm và cuối cùng chẳng đạt được gì.

Vì vậy, thay vì làm tốt một việc gì đó, chúng ta nên có quyết tâm và hành động để thực hiện công việc, và việc hoàn thành quan trọng hơn sự hoàn hảo.


Như nhà văn Pháp Romain Rolland đã nói: “Tương lai không thuộc về những người hay do dự, mà thuộc về những ai một khi đã quyết định thì sẽ kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc”.

Khải Minh biên tập

Nguồn: aboluowang


Xem thêm

Nguồn copy: https://vandieuhay.net

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan