No menu items!
HomeBlogNguyên nhân chính và cách điều trị hiện tượng đái dầm ở...

Nguyên nhân chính và cách điều trị hiện tượng đái dầm ở trẻ

Rate this post

Đái dầm, đái rỉ là hiện tượng sinh lý phổ biến ở trẻ nhỏ và ít được mọi người quan tâm. Nguyên nhân chính và cách điều trị hiện tượng đái dầm ở trẻ.

Đái rỉ là bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ, có thể gây mất chức năng thận và các biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đái rỉ trên lâm sàng được gọi là đái dầm, cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, dưới đây là một số thông tin về bệnh lý đái rỉ và cách điều trị phù hợp.

Đái dầm

Đái dầm là tình trạng trẻ đi tiểu không có ý thức, xảy ra vào buổi đêm thường gặp ở trẻ có độ tuổi ừ 4-5 tuổi.

Hiện tượng này có thể xảy ra từ 4 đêm trở lên trong một tuần và kèm theo một số triệu chứng bệnh lý như: Kích thích ở vùng tầng sinh môn, rối loạn về hành vi,… Nguyên nhân chính của bệnh đái dầm đến nay vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, các yếu tố có thể liên quan đến bệnh bao gồm: Di truyền, tâm lý, giấc ngủ, điều hoà nội tiết tố…

Xem thêm:  Cách hiển thị người theo dõi trên Facebook đơn giản và mới nhất

Nguyên nhân chính và cách điều trị hiện tượng đái dầm ở trẻĐái dầm là tình trạng trẻ đi tiểu không có ý thức

Tình trạng này phần lớn sẽ tự hết khi trẻ lớn lên, ở bé gái sẽ dễ kiểm soát hành vi này sớm hơn bé trai. Hiện tượng này xuất hiện từ nhỏ và kéo dài thường gọi là đái dầm tiên phát, trường hợp xuất hiện sau khi trẻ đã có thể nhận thức và kiểm soát hành vi thì được gọi là đái dầm thứ phát.

Các cách điều trị bệnh đái dầm:

  • Điều trị bằng phương pháp tâm lý: Áp dụng cho trẻ có chấn thương về tâm lý hoặc mắc các vấn đề về thần kinh.
  • Điều trị bằng phương pháp luyện tập: Kích thích phản xạ có điều kiện với việc đi tiểu của trẻ bằng cách làm tăng dung tích cơ năng của bàng quang, giúp trẻ hình thành thói quen đi tiểu trước khi ngủ.
  • Điều trị bằng thuốc: Cách này đôi khi mang lại hiệu quả không cao và dễ gặp các tác dụng phụ. Các loại thuốc thường được sử dụng: Thuốc kháng cholin, thuốc chống trầm cảm, nội tiết tố chống bài niệu…

Niệu quản lạc chỗ

Niệu quản lạc chỗNiệu quản lạc chỗ

Niệu quản lạc chỗ là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu. Hiện tượng này thường xảy ra ở các bé gái có dò nước tiểu liên tục, để xác định được chính xác cần thăm khám tầng sinh môn và cơ quan sinh dục ngoài.

Xem thêm:  [EBOOK] Hướng dẫn thiết lập quy trình cho doanh nghiệp: Từ mô hình hóa đến tự động hóa vận hành

Tuy hiếm gặp ở bé trai, nhưng trường hợp bé trai mắc phải bệnh lý niệu quản lạc chỗ thường sẽ có nguy cơ bị viêm tinh hoàn – viêm mào tinh hoàn, viêm nhiễm, chảy mủ ở miệng niệu đạo.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán niệu quản lạc chỗ:

  • Chụp bàng quang ngược dòng: Kiểm tra và đánh giá tình trạng bàng quang, phát hiện trào ngược niệu quản.
  • Siêu âm: Chẩn đoán và phát hiện bệnh lý thận-niệu ở bé gái và thận teo nhỏ ở bé trai.
  • Soi bàng quang.
  • Thận đồ: Chẩn đoán và đánh giá chức năng thận.

Tùy theo từng trường hợp sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hay phẫu thuật bảo tồn thận.

Hội chứng bàng quang thần kinh

Hội chứng bàng quang thần kinhHội chứng bàng quang thần kinh

Hội chứng bàng quang thần kinh là hiện tượng chức năng bàng quang (mềm hoặc co cứng) bị rối loạn do tổn thương bởi hệ thần kinh. Hội chứng này nếu không được điều trị kịp thời này rất có thể sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề như: Ứ đọng bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, suy giảm chức năng thận,… nguy hiểm hơn là tử vong.

Nguyên nhân xác định có thể là do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Trường hợp bẩm sinh xảy ra do bất sản xương cùng, thoát vị màng tuỷ hoặc hở đường tiếp giáp ống thần kinh. Bên cạnh đó, khi cơ thể gặp phải chấn thương tủy sống, viêm nhiễm hoặc bị chèn ép bởi các khối u (u xơ thần kinh hoặc u vùng cùng cụt) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc phải.

Xem thêm:  Ngồi 10 phút đầu ngày đổi 10 năm tuổi thọ, ai cũng có thể ngồi được

Điều trị hội chứng bàng quang thần kinh bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc kháng cholin.
  • Thông tiêu sạch theo giờ: Làm giảm tình trạng ứ đọng và nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật treo cổ bàng quang lên xương mu.
  • Tạo hình tăng dung tích bàng quang.

Để an toàn, nếu có xuất hiện đái rỉ ở trẻ nhỏ cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân chính và cách điều trị hiện tượng đái dầm ở trẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có con nhỏ biết thêm về căn bệnh tưởng chừng như vô hại nhưng lại nguy hiểm này.

Nguồn: Vinmec

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan