No menu items!
HomeBlogMối quan hệ tương hỗ của quy luật địa đới và phi...

Mối quan hệ tương hỗ của quy luật địa đới và phi địa đới

Rate this post

Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới là hai quy luật không gian cơ bản của lớp vỏ địa lí. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết mối quan hệ tương hỗ của quy luật địa đới và phi địa đới!

1. Khái quát về quy luật địa đới:

1.1. Khái niệm Quy luật địa đới:

Quy luật địa đới là hiện tượng biến đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ. Đây là một trong hai quy luật không gian cơ bản của tầng vỏ địa lí, phản ánh sự phân bố không đồng nhất của bức xạ Mặt Trời trên mặt Trái Đất, phụ thuộc vào góc chiếu của tia bức xạ và các yếu tố của Trái Đất như kích thước, diện tích, khoảng cách so với Mặt Trời và chuyển động quay.

Biểu hiện rõ nhất của quy luật này là sự biến thiên của các vòng đai và các dải lục từ xích đạo cho tới hai cực, gồm xích đạo, á xích đạo, chí tuyến hay ôn đới, á chí tuyến hay á nhiệt đới, ôn đới, á cực nhiệt và cực lạnh.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới:

Nguyên nhân tạo nên quy luật địa đới là do cấu trúc hình dạng của hành tinh Trái Đất và sự tác động của bức xạ từ Mặt Trời. Đặc điểm hình dạng của Trái Đất gây ra sự biến đổi góc chiếu sáng của ánh sáng Mặt Trời khi nó tiếp xúc với bề mặt trái đất (góc nhập xạ) từ khu vực Xích đạo chuyển dần về hai cực, và điều này cũng làm thay đổi lượng bức xạ từ Mặt Trời.

1.3. Biểu hiện quy luật địa đới:

* Biểu hiện của quy luật thể hiện ở sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất:

Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất:

Sự hình thành của vòng đai nhiệt trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mặt trời tới Trái Đất, mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác. Vì thế ranh giới của vòng đai nhiệt cũng được chia theo các đường đẳng nhiệt. Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt sau:

– Vòng đai lạnh nằm giữa hai đường đẳng nhiệt 20 °c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30 °B và 30 °N).

Xem thêm:  Đường Tăng hiền lành bắt đầu mắng chửi, đánh đập Trư Bát Giới từ bao giờ?

– Hai vòng đai ôn hoà ở hai bán cầu nằm giữa những đường đẳng nhiệt 20 °c và đường đẳng nhiệt 10 °c của tháng nóng nhất (300 đến 600 trên cả hai bán cầu).

– Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt 10 °c và 0 °c của tháng nóng nhất (Ở vòng đai cận cực của 2 bán cầu).

– Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao bọc quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0 °c (Bao quanh cực).

Các đới khí hậu trên Trái Đất

Khí hậu được hình thành từ năng lượng mặt trời, bầu khí quyển và mặt đệm. Song, những nhân tố trên chưa thể hiện đúng quy luật địa đới nên chúng đã hình thành ra các đới khí hậu.

Hầu hết các thành phần địa lý gồm: đai khí áp, gió, mưa, khí hậu, đất, thực vật. .. điều phân bố tuân thủ theo quy luật địa đới. .

– Đai khí áp: Trái Đất gồm 7 đai khí áp, một áp thấp xích đạo, hai áp cao chí tuyến, hai áp thấp ôn đới và hai áp cao cực đới.

– Gió: tính từ xích đạo về các cực gồm có gió Mậu Dịch, gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực Đới.

– Đới khí hậu: Các bán cầu có 7 đới khí hậu, tính từ Xích đạo về cực gồm đới khí hậu Xích đạo, cận Xích đạo, nhiệt đới, gió mùa, ôn đới, cận cực và đới khí hậu cực.

Sự phân bố các loại thảm thực vật cũng tuân theo quy luật địa đới:

Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo ở bán cầu Bắc: Đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới; thảo nguyên; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc và bán hoang mạc; xavan, cây bụi; rừng nhiệt đới, Xích đạo.

* Các nhóm đất:

Từ cực về Xích đạo ở bán cầu Bắc: đất đài nguyên, pốt-dôn, đất nâu và xám, đất đen, hạt dẻ, đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đỏ nâu, đất xám, đất đỏ và nâu đỏ, đất đỏ vàng (feralit).

Ở bán cầu Nam, các thảm thực vật và nhóm đất cũng tuân theo quy luật địa đới nhưng ít chủng loại hơn (không có đất và thực vật đài nguyên, đất pốt-dôn và rừng lá kim).

2. Khái quát về quy luật phi địa đới:

2.1. Khái niệm về quy luật phi địa đới:

– Quy luật phi địa đới là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

Xem thêm:  9 bài học thành công từ cậu bé bán báo, doanh nhân cũng cảm thấy cần học ngay

– Nguyên nhân: do các quá trình nội lực tạo ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao. Các thành phần tự nhiên ở bờ đông và bờ tây lục địa, ở độ cao khác nhau sẽ có những đặc điểm không giống nhau.

2.2. Biểu hiện của quy luật phi địa đới:

– Theo kinh độ (quy luật địa ô)

+ Quy luật địa ô là sự thay đổi của những thành phần và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

+ Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho địa hình thay đổi  một số thành phần thiên nhiên thay đổi từ đông sang tây. Càng gần đất liền có tính chất đại dương càng sâu trong lục địa, tính chất lục địa ngày càng tăng.

– Theo độ cao (quy luật đai cao)

+ Quy luật đai cao là sự thay đổi của các thành phần thiên nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

+ Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố của các vành đai thực vật và nhóm cây theo độ cao.

2.3. Ý nghĩa thực tiễn:

– Hiểu biết được quy luật phi địa đới cho phép xây dựng được những phương hướng chung, giải pháp riêng nhằm ứng xử với thiên nhiên một cách hợp lý trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày.

– Quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra song song và chi phối lẫn nhau. Tuy nhiên, quy luật nào phát huy mạnh hơn, chi phối tự nhiên nhiều hơn sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể.

– Ví dụ minh họa: Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trong lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

3. Mối quan hệ giữa quy luật địa đới và quy luật phi địa đới thể hiện và diễn ra như thế nào?

Mối quan hệ giữa quy luật địa đới và quy luật phi địa đới: Các quy luật địa đới và phi địa đới không có tác động đơn lẻ mà xảy ra song hành và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi một quy luật đều đóng vai trò quan trọng đối với mỗi tình huống nhất địnhtác động đến sự biến đổi của thiên nhiên.

Phân biệt quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

 

Quy luật địa đới

Quy luật phi địa đới

Địanh nghĩa Là quy luật về sự biến đổi của những thành phần của các thành phần thiên nhiên và cảnh quan địa lý theo kinh tuyến (từ xích đạo về hai cực). Là quy luật về sự phân bố của các yếu tố thiên nhiên và cảnh quan địa lý theo vĩ độ và theo chiều cao.
Biểu hiện – Sự phân bố các vòng đai nhiệt đới trên Trái Đất.

– Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất

– Các đới khí hậu.

+ Các nhóm đất và kiểu thực vật chính

– Theo kinh độ (quy luật địa ô): sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

– Theo đai cao (quy luật đai cao): sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

Ý nghĩa thực tiễn

Giúp con người định hướng và có những hoạt động thực tế thích hợp với môi trường sống.

Cho phép thực hiện được những định hướng tổng quát và biện pháp thực tiễn nhằm ứng xử với thiên nhiên một cách hợp lý trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và cuộc sống hằng ngày.

Xem thêm:  Nhà có 2 tổ này: Chúc mừng bạn đất có chôn kho báu phong thủy, càng ở càng giàu có, chẳng sợ thiếu tiền

4. Bài tập vận dụng và đáp án:

Câu 1: Giải bài luyện tập 2 trang 56 SGK Địa lí 10

Chọn một thành phần tự nhiên (Khí hậu hoặc sinh vật) để trình bày sự thay đổi theo quy luật đai cao.

Ví dụ:

Thành phần khí hậu thay đổi theo đai cao:

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,60C).

+ Càng lên cao độ ẩm và lượng mưa càng tăng, đến một giới hạn nào đó bắt đầu giảm.

Câu 2: Giải bài vận dụng trang 56 SGK Địa lí 10

Hãy lấy một số ví dụ về sự thay đổi nhiệt độ không khí của nước ta biểu hiện quy luật địa đới và phi địa đới.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ về sự thay đổi nhiệt độ không khí của nước ta:

– Biểu hiện quy luật địa đới: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.

– Biểu hiện quy luật phi địa đới: Thảm thực vật và đất ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn nước ta có sự thay đổi theo độ cao từ chân núi lên đỉnh núi.

Câu 3: Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới ?

A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới .

B. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn.

C. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn.

D. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực.

Chọn đáp án: D

Câu 4: Quy luật nào sau đây đồng thời do cả nội lực và ngoại lực tạo nên

A. Địa đới.

B. Địa ô

C. Đai cao.

D. Thống nhất.

Chọn đáp án: A

Câu 5: quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các đối tượng địa lí theo

A. vĩ độ.

B. Độ cao

C. kinh độ.

D. Các mùa

Chọn đáp án: D

Câu 6:  Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đên cực là biểu hiện của quy luật

A. địa đới.

B. địa ô.

C. thống nhất.

D. đai cao.

Chọn đáp án: C

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan