No menu items!
HomeBlogĐi xe đạp có tốt cho người bệnh xương khớp không?

Đi xe đạp có tốt cho người bệnh xương khớp không?

Rate this post

Đi xe đạp là một môn thể thao rất được nhiều người yêu thích trong khoảng thời gian gần đây. Nó không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe mà còn mang đến cảm giác thoải mái thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Vậy những người bị bệnh về xương khớp có đi xe đạp được không? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo bài viết đi xe đạp có tốt cho người bệnh xương khớp không?

1Người bệnh xương khớp có nên đạp xe không?

Bệnh xương khớp là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi từ người trẻ đến người cao tuổi. Đau xương khớp sẽ làm bạn di chuyển khó khăn, nếu di chuyển mạnh, các cơn đau nhức, sưng tấy hoặc viêm nhiễm rất dễ xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng này thường do người bệnh vận động quá sức, béo phì, bị chấn thương hoặc do lão hóa.

Đi xe đạp có tốt cho người bệnh xương khớp không?

Một câu hỏi lớn đặt ra là người bệnh xương khớp có nên đạp xe không? Theo như sự chia sẻ của các bác sĩ chuyên môn, người bệnh xương khớp hoàn toàn có thể đi xe đạp nếu thực hiện chúng một các khoa học, hợp lý, nó sẽ giúp kích thích hoạt động bôi trơn các khớp từ đó hỗ trợ hoạt động điều trị và phục hồi tổn thương.

Xem thêm:  Món quà cuối đời của Dược Vương 141 tuổi: Vỗ nhẹ một chỗ trước khi đi ngủ, ngừa được hơn 100 loại bệnh

Ngoài ra, đi xe đạp ở người bệnh xương khớp còn giúp điều hòa hoạt động các khớp, tăng sản sinh chất nhờn. Người bệnh có thể điều chỉnh tốc độ đạp xe để phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.

Người bệnh xương khớp hoàn toàn có thể đi xe đạp

2Những trường hợp về xương khớp không nên đạp xe

Tuy nhiên, người bệnh xương khớp cũng cần lưu ý với trường hợp sau sẽ không được đi xe đạp:

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Người bệnh nên thực hiện quá trình điều trị xương khớp đến khi hết viêm thì mới được đi xe đạp.
  • Sưng tấy nặng do bệnh gout: Bệnh nhân mắc bệnh này thì nên nghỉ ngơi nhiều hơn, sau khi hồi phục nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn có được đi xe đạp để rèn luyện sức khỏe và phục hồi các ổ khớp hay không.

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn và sưng tấy nặng do bệnh gout không nên đi xe đạp

3Lợi ích của việc đạp xe tốt cho xương khớp

Người bệnh xương khớp khi đi xe đạp sẽ mang đến một số lợi ích như sau:

  • Nâng cao, thúc đẩy quá trình lưu thông máu nhờ quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng đến các quan giúp các khớp xương nhận đầy đủ mọi dưỡng chất thiết yếu.
  • Mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái, vui vẻ cho người bệnh. Giảm hiện tượng căng thẳng thần kinh dẫn tới việc đau nhức các khớp.
  • Ngăn chặn tình trạng béo phì, thừa cân và giảm hàm lượng Cholesterol xấu tồn tại trong khớp, mang đến vóc dáng đẹp.
  • Hạn chế và giảm áp lực lên hệ thống xương khớp và tăng cường sức mạnh cho cơ.
  • Nâng cao sự đàn hồi, dẻo dai, linh hoạt cho ổ khớp và kích thích khả năng vận động của khớp, tăng cường sức mạnh các khối cơ.
  • Hỗ trợ điều trị các triệu chứng đi kèm với hiện tượng đau khớp gối.
  • Cải thiện sức khỏe, hạn chế các bệnh như huyết áp, thiếu máu não, tim mạch hay nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Xem thêm:  3 tuổi cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, dễ làm nên chuyện lớn trong tháng 8 dương

Người bệnh xương khớp khi đi xe đạp còn mang đến một số lợi ích

4Một số vấn đề cần lưu ý khi đạp xe đối với người có bệnh về xương khớp

 Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện 

Đối với những bệnh nhân có tình trạng xương khớp nặng như viêm khớp nhiễm khuẩn hay sưng tấy nặng do bệnh gout sau khi khỏi bệnh thì nên hỏi, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập. 

Nếu bệnh nhân có những bệnh lý như tim mạch, huyết áp, thiếu máu não hay những bệnh lý nguy hiểm khác, thì cần hỏi bác sĩ cơ xương khớp giỏi, để đảm bảo an toàn khi luyện tập.

Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

Chuẩn bị kỹ trước khi đạp xe

Trước khi bắt đầu quá trình đi xe đạp, bệnh nhân cần chuẩn bị một số dụng cụ sau nhằm hỗ trợ cho việc luyện tập đạt hiệu quả tối ưu.

  • Mang giày thể thao và chọn giày có kích thước vừa vặn, không quá rộng hay chặt.
  • Luôn giữ tâm trạng thư giãn, thả lỏng khi luyện tập.
  • Người bệnh hãy nên mang theo thuốc, nước, thiết bị bảo hộ, hỗ trợ cho quá trình đi xe đạp khi những cơn đau đột ngột xuất hiện.
  • Đi xe đạp đúng tư thế, giữ lưng thẳng và thả lỏng vai, để lực phân bố đều và không làm tăng áp lực lên các khớp.
  • Lựa chọn đồ thể thao làm từ chất liệu cotton mát mẻ, rộng rãi để tạo sự thoải mái khi đạp xe. Người bệnh không nên chọn những chất liệu khô cứng, quá bó sát sẽ khiến máu khó lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể.
Xem thêm:  Khi người ta không có tiền, mới hiểu được những điều như thế…

Người bệnh nên mang giày thể thao, nón bộ hộ, thuốc,... khi luyện tập

Đạp xe chậm rãi với tần suất hợp lý

Khi bắt đầu đi xe đạp, người bên nên đạp xe chậm rãi trong khoảng thời gian từ 5 – 7 phút để khởi động. Nó sẽ hỗ trợ các khớp xương của bạn quen dần với bài tập. Sau đó, bạn hãy tăng dần cường độ tập luyện.

Đối với những người bệnh đau xương khớp, không nên đi xe đạp với tốc độ quá nhanh, hãy di chuyển chậm rãi, vừa phải. Nó sẽ giúp bạn tránh những cơn đau tái phát và hạn chế ảnh hưởng tới vùng khớp bị viêm.

Trong ngày đầu tiên, người bệnh xương khớp nên đi xe đạp trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút. Ở tuần đầu, chỉ nên tập với tần suất 5 lần/tuần. Những tuần kế tiếp có thể thực hiện mỗi ngày và không quá 30 phút cho một bài tập.

Người bạn cần đạp xe chậm rãi với tần suất hợp lý

Khớp sưng tấy, tê cứng nên ngừng thực hiện bài tập

Nếu người bệnh gặp tình trạng các khớp sưng tấy và tê cứng trong quá trình luyện tập thì nên ngừng thực hiện bài tập để những khớp gối được nghỉ ngơi và hồi phục hoàn toàn. Sau đó dành thời gian nghỉ ngơi để có thể lấy lại sức khỏe và giảm hiện tượng đau nhức ở khớp. Để yên tâm, an toàn hơn cho xương, bạn hãy đến bệnh viện và hỏi ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn. 

Nếu khớp sưng tấy, tê cứng người bệnh nên ngừng thực hiện bài tập

Lựa chọn thời điểm đạp xe hợp lý

Bạn nên chọn đi xe đạp vào buổi sáng hoặc chiều tối, vì khoản thời gian này không khí khá mát mẻ. Đặc biệt là vào buổi sáng, bầu không khí sẽ khá trong lành, mang đến bạn tinh thần thoải mái, thư giãn và sảng khoái hơn.

Bệnh nhân nên chọn đi xe đạp vào buổi sáng hoặc chiều tối

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Quân dân 102, Đông y Việt Nam.

Xem thêm:

  • 8 tiêu chí cần quan tâm để chọn mua xe đạp gấp phù hợp
  • Nằm lòng 6 lưu ý quan trọng để đi xe đạp an toàn
  • Nên mua xe đạp địa hình hãng nào tốt? 12 hãng xe đạp địa hình nổi tiếng trên thị trường

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về thông tin đi xe đạp có tốt cho người bệnh xương khớp không? Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan