No menu items!
HomeBlogĐại từ là gì? Đại từ nhân xưng là gì? Đại từ...

Đại từ là gì? Đại từ nhân xưng là gì? Đại từ Tiếng Việt lớp 5?

Rate this post

Ngôn từ Việt Nam chúng ta rất phong phú và đa dạng, trong từng trường hợp, hoàn cảnh cách xưng hô sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Chính vì thế, chúng ta phải nắm chắc các đại từ, đại từ nhân xưng để sử dụng cả giao tiếp và văn học một cách hợp lý nhất.

1. Đại từ là gì?

Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Ví dụ:

– “Trong nhà tôi có hai chị em. Tôi học lớp 7, còn em tôi học lớp 5. Nó không chỉ xinh gái mà còn học giỏi nữa”.

=> “Nó”  là từ chỉ nhân vật em gái.

– “Cứ mỗi 2 giờ chiều, cô Ngọc lại dắt con trâu của nhà cô ra đồng để cày ruộng. Nó rất to và khỏe nên cả buổi chiều có thể cày được gần hết thửa ruộng”.

=> “Nó” là từ chỉ con trâu của nhà cô Ngọc.

Ngoài ra, đại từ còn có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ,…

Ví dụ:

– “Con mèo tam thể gắn bó với anh cũng được 5 năm rồi, anh rất yêu nó”.

=> “Nó” sử dụng trong câu dùng để chỉ con vật, bổ ngữ cho động từ “yêu” đứng trước.

– “Đá bóng là hoạt động thể thao rất bổ ích. Nó giúp cho đôi chân của ta luôn chắc khỏe”.

=> “Nó” là từ để chỉ hành động, đóng vai trò chủ ngữ trong câu.

2. Đại từ trong tiếng Việt lớp 5:

Đại từ trong tiếng Việt là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, trong câu nhằm tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Chức năng của đại từ trong tiếng việt  Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

Xem thêm:  Bí quyết trường thọ của người Nhật thực sự rất đơn giản

2.1. Phân loại đại từ:

Đại từ trong tiếng Việt được chia làm 3 loại:

– Đại từ nhân xưng: Đại từ nhân xưng được dùng thay thế danh từ, chỉ mình hoặc người khác khi giao tiếp. Ví dụ: Tôi có một cái váy rất đẹp. “Tôi” là đại từ nhân xưng.

– Đại từ dùng để hỏi: Các từ để hỏi như Ai? Bao nhiêu? Nào?.

– Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng: Vậy, thế,..

Ngoài các đại từ xưng hô phổ biến, tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm đại từ, nói cách khác là đại từ chỉ ngôi lâm thời, gồm có: đại từ chỉ quan hệ gia đình, đại từ chỉ chức vụ nghề nghiệp.

– Đại từ chỉ quan hệ gia đình: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cháu,..Khi sử dụng các danh – đại từ này cần dựa vào vị thế của các vai giao tiếp. Người đóng vai giao tiếp có quan hệ như thế nào thì sử dụng danh từ chỉ ngôi như vậy.

Ví dụ: Người giao tiếp là ông và cháu (ông – cháu theo quan hệ gia đình hoặc ông – cháu theo nghĩa mở rộng) thì cần sử dụng đại từ “bà” và “cháu”.  Như vậy, các danh – đại từ chỉ ngôi có thể được dùng trong gia đình hoặc dùng để xưng hô trong xã hội.

– Đại từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp đặc biệt: Bộ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng, bác sĩ, y tá, luật sư, giáo viên,..

Cách xác định khi dùng đại từ: Để biết khi nào một danh – đại từ chỉ quan hệ gia đình, chỉ chức vụ nghề nghiệp, được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào được dùng để xưng hô, thì cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng.

Ví dụ:

– Ông em năm nay ngoài 70 tuổi (“Ông” – chỉ quan hệ gia đình).

– Ông Tám là một người rất tốt bụng (“Ông” – danh từ chỉ đơn vị).

– Cháu chào ông ạ (“Ông” – danh từ dùng để xưng hô).

2.2. Phân loại đại từ trỏ và đại từ để hỏi:

Theo sách Ngữ Văn lớp 7, đại từ chia làm 2 loại là đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.

Xem thêm:  Cà tím chọn quả dài hay quả tròn sẽ ngon hơn? Sau khi biết bạn sẽ không bao giờ mua nhầm nữa

– Đại từ để trỏ:

+ Dùng để trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô): tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng mày, họ,…

Ví dụ: “Chúng tôi đang chơi nhảy dây rất vui vẻ”. “Chúng tôi” là đại từ chỉ người.

+ Dùng để trỏ số lượng: Bấy, bấy nhiêu,..

Ví dụ: “Có bao nhiêu cái kẹo trong hộp giấy?”. “Bấy nhiêu” là đại từ chỉ số lượng cái kẹo trong hộp giấy.

Tùy trong trường hợp, ngữ cảnh các cụm từ dùng để hỏi có thể đóng vai trò là đại từ dùng để trỏ chung.

+ Dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: Vậy, thế,…

Ví dụ: “Vậy anh nhớ mua kẹo cho em nhé”. “Vậy” là đại từ chỉ tính chất.

– Đại từ để hỏi:

+ Dùng để hỏi về người, sự vật: Ai, gì,..

Ví dụ: “Ai là người làm đổ nước ra bàn?”. “Ai” là đại từ dùng để hỏi về người.

+ Dùng để hỏi về số lượng: Bao nhiêu, mấy,..

Ví dụ: “Em có bao nhiêu cái kẹo?”. “Bao nhiêu” là đại từ dùng để hỏi về số lượng cái bút.

+ Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào,..

Ví dụ: “Mọi chuyện diễn ra như thế nào?”. “Như thế nào” là đại từ dùng để hỏi về sự việc.

2.3. Vai trò của đại từ trong câu:

– Là thành phần chính trong câu.

– Có chức năng trỏ.

– Nhằm mục đích thay thế các thành phần khác.

– Đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cho một tính từ, động từ hay danh từ nào đó.

3. Đại từ nhân xưng là gì?

Đại từ nhân xưng là những từ dùng để xưng hô, chỉ ngôi, đại diện hay thay thế cho danh từ, dùng để thay thế cho người nói như: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng ta, mày, chúng mày,…hoặc để chỉ người và vật được nói đến như: nó, họ, hắn, y, thị,…

Đại từ nhân xưng được thể hiện ở 3 ngôi:

– Ngôi thứ nhất: Chúng ta, chúng tôi, tớ, ta, tao,…(người nói hoặc người viết xưng hô về bản thân).

Ví dụ: “Chúng tôi đang cùng nhau làm bài tập”. “Chúng tôi” là đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ nhất, người nói xưng hô về bản thân.

– Ngôi thứ hai: Cậu, các cậu, mày, chúng mày,..(người nói hoặc người viết nói về người đối diện trong giao tiếp).

Xem thêm:  Vì sao bị nghiến răng khi ngủ? Stress là nguyên nhân chính

Ví dụ: “Cậu đang làm gì thế?”. “Cậu” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, chỉ người đối diện người nói.

– Ngôi thứ ba: Nó, chúng nó, hắn, bọn nó,…(người nói hoặc người viết dùng để nói người khác không trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại).

Ví dụ: “Chúng nó đang chơi nhảy dây ở ngoài kia”. “Chúng nó” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, chỉ người không tham gia vào cuộc đối thoại.

* Những lưu ý trong đại từ nhân xưng:

– Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế danh từ. Vì thế, chúng có thể có chức vụ trong câu như danh từ.

– Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế động từ, tính từ. Vì thế, chúng có thể có chức vụ trong câu như động từ, tính từ.

–  Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm từ xưng hô (gọi là danh từ chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các danh từ: Chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc và chỉ một số chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt.

4. Một số bài tập về đại từ:

Bài tập 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :

  1. Tôi đang chơi nhảy dây ở ngoài sân.
  2. Người được cô giáo khen thưởng là tôi.
  3. Trong lớp bạn bè rất yêu quý tôi.
  4. Bố mẹ tôi đều là nông dân.
  5. Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Đáp án:

  1. Chủ ngữ.
  2. Vị ngữ.
  3. Bổ ngữ.
  4. Định ngữ.
  5. Trạng ngữ.

Bài tập 2: Điền đại từ thích hợp và chỗ trống sau:

Con chó nhà bác Năm rất hung dữ,……thường hay sủa khi tôi mỗi lần đi qua, thậm chí còn đuổi và muốn cắn tôi.

  1. Hắn ta.
  2. Anh ta.
  3. Nó.
  4. Bác ta.

Đáp án: C: Nó.

Bài tập 3: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau:

“Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

– Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.”

Đáp án:

 Những đại từ được dùng trong bài ca dao (những từ được in đậm).

 “Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

 Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia”.

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan