No menu items!
HomeBlogBệnh Kawasaki ở trẻ em có nguy hiểm không? Triệu chứng và...

Bệnh Kawasaki ở trẻ em có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ

Rate this post

Để có thêm kiến thức về bệnh Kawasaki, chúng ta cần hiểu bệnh Kawasaki ở trẻ em có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết bên dưới.

Bệnh Kawasaki là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim ở trẻ em. Để ngăn ngừa hay điều trị kịp thời bệnh lý này, chúng ta cần có những dấu hiệu để nhận biết bệnh sớm. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh Kawasaki ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh Kawasaki là tình trạng sốt cấp hay kèm phát ban toàn thân ở trẻ nhỏ, bệnh có đặc điểm là viêm lan tỏa của hệ mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim.

Bệnh được đặt theo tên một bác sĩ Nhi khoa người Nhật Bản vì ông là người mô tả mẫu dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh vào năm 1967.

Bệnh sẽ ít hoặc thậm chí không nguy hiểm nếu như trẻ được phát hiện sớm và được điều trị kịp lúc, nhất là trong vòng 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát. Nếu không bệnh có thể sẽ gây ra các hệ lụy nghiêm trọng như viêm tim, nhồi máu cơ tim ở trẻ.

Xem thêm:  Người này được coi là hóa thân của Đại Nhật Như Lai, Chiến Thần Mông Cổ và Thần Tài Nhật Bản – ông là ai?

Bệnh Kawasaki ở trẻ em có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách chăm sóc trẻĐộ nguy hiểm của bệnh Kawasaki

Triệu chứng của bệnh Kawasaki

Các biểu hiện ban đầu của bệnh có thể kể đến như:

  • Mắt đỏ
  • Môi khô đỏ, nứt, lưỡi đỏ màu dâu tây.
  • Niêm mạc miệng và hầu đỏ lan tỏa.
  • Đỏ lòng bàn tay, chân.
  • Phù cứng bàn tay, chân.
  • Tróc da đầu ngón.
  • Hồng ban đa dạng ở thân, tróc da quanh hậu môn (Đặc biệt, nếu trẻ có triệu chứng này kèm theo sốt thì chắc đến trên 80% là đã mắc bệnh này).

Các biểu hiện ban đầu của bệnh KawasakiCác biểu hiện ban đầu của bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki điển hình có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1:Trẻ sẽ bị sốt và sốt trong khoảng 10 ngày, kèm theo các triệu chứng như nổi ban, nổi hạch, phù chi và có tâm trạng cáu gắt.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này sẽ thường kéo dài trong 2 tuần, trẻ sẽ dần hạ sốt nhưng sẽ bị tróc da, tăng tiểu cầu, tăng máu lắng.
  • Giai đoạn 3: Trẻ sẽ phục hồi trong giai đoạn này nhưng sức khỏe của trẻ sẽ bị suy giảm đáng kể.

Triệu chứng của bệnh KawasakiTriệu chứng của bệnh Kawasaki

Cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh Kawasaki

Cha mẹ cần nắm rõ những triệu chứng bệnh để tránh nhầm với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như sốt mọc răng hay sốt xuất huyết.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị sốt liên tục hơn 2 ngày vì đây có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh Kawasaki. Trẻ cần được theo dõi liên tục và được tái khám đều đặn sau thời gian khỏi bệnh.

Xem thêm:  Trᴏng lúc gian nan, nếu làm tốt điều này vận mệnh sẽ thay đổi

Cần theo dõi trẻ trong 48h đầuCần theo dõi trẻ trong 48h đầu

Lưu ý: Cha mẹ cần dừng việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ trong vòng ba tháng khi trẻ đang điều trị vì thuốc có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

Cách điều trị bệnh Kawasaki

Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh này. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện để điều trị. Trẻ sẽ được theo phác đồ điều trị của bác sĩ và sử dụng các loại thuốc như:

  • Gamma globulin (IVIG) liều cao tiêm vào tĩnh mạch là phương pháp điều trị được chọn lựa cho bệnh nhân bị bệnh Kawasaki. Phương pháp này có thể giúp bệnh thuyên giảm và ngăn ngừa hoặc giảm các tổn thương cho động mạch vành.
  • Aspirin (ASA) liều cao cũng được cho sử dụng cho trẻ cùng với IVIG trong giai đoạn cấp tính của bệnh đến khi trẻ giảm sốt.
  • Nếu được điều trị, bệnh thường diễn biến tốt hơn. Một số trẻ sẽ cần phải điều trị lần 2 với IVIG hay những loại thuốc khác.
  • Để trẻ có thể được điều trị bệnh một cách hiệu quả và chính xác nhất, cũng như giảm thiểu các rủi ro thì cha mẹ nên lựa chọn các bệnh viện uy tín.

Cách điều trị bệnh KawasakiCách điều trị bệnh Kawasaki

Trên đây là thông tin về bệnh Kawasaki ở trẻ em có nguy hiểm không cùng triệu chứng và cách chăm sóc trẻ mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn thấy những thông tin này hữu ích.

Xem thêm:  Đã quá muộn để ăn năn và hối hận sau khi nghiệp báo hoàn thành

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan