No menu items!
HomeBlogBé bướng bỉnh không chịu nghe lời ? Mách mẹ cách dạy...

Bé bướng bỉnh không chịu nghe lời ? Mách mẹ cách dạy trẻ không cần quát mắng

Rate this post

Bạn đang xem bài viết: Bé bướng bỉnh không chịu nghe lời ? Mách mẹ cách dạy trẻ không cần quát mắng tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giai đoạn biết đi luôn khiến em bé trở nên ồn ào, hung hăng và có nhiều hành vi khó kiểm soát, bé bướng bỉnh không chịu nghe lời. Nhưng ba mẹ ơi, ba mẹ có biết rằng đây chính là dấu hiệu cho thấy bé đang có sự phát triển vượt bậc về nhận thức không nào?

Bé có nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh kể từ giai đoạn chập chững học đi. Lúc này bé thường mong muốn thể hiện sự độc lập, bộc lộ cảm xúc và có những hành vi bắt chước người khác.

Giai đoạn tập đi là giai đoạn bé trở nên bướng bỉnh và không nghe lời. Nguồn ảnh: iStock

Giai đoạn tập đi là giai đoạn bé trở nên bướng bỉnh và không nghe lời. Nguồn ảnh: iStock

Những hành động của con thường được thực hiện dựa trên mong muốn nhiều hơn là sự logic. Vì vậy, việc hướng dẫn và khuyến khích con làm theo những hướng dẫn này để đạt được một mong muốn nào đó là vô cùng cần thiết.

1Khủng hoảng tuổi lên 2?

Mặc dù trẻ ở giai đoạn mới biết đi thường phớt lờ lời nói của ba mẹ, nhưng có thể có những lý do khác khiến một em bé hai tuổi chẳng hề chú ý đến những câu nói của người lớn, cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu xem đó là gì nhé!

Bạn nói quá nhiều và quá thường xuyên

Mặc dù bạn có thể muốn con mình làm nhiều việc, nhưng bạn nên hướng dẫn con từng việc, một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Giai đoạn này con chỉ có thể chú ý trong thời gian ngắn, việc ba mẹ liên tục nói hoặc nói quá nhanh khiến con không thể tiếp thu.

Con đang bận một việc khác

Một điều hiển nhiên là trẻ sẽ bỏ qua mọi lời nói và sự cố gắng của ba mẹ nếu con đang mải mê một công việc thú vị nào đó ví dụ như đang xem một chương trình ưa thích, nhảy theo một điệu nhạc hoặc một món đồ chơi. Hãy để ý và yêu cầu con thực hiện một việc gì đó lúc con đã sẵn sàng nhé.

Giọng điệu của bạn chưa đúng

Cách bạn hướng dẫn con hoặc yêu cầu con làm điều gì đó là rất quan trọng. Nếu bạn gay gắt hoặc lớn tiếng sẽ gây áp lực lên con. Nhưng lúc nào cũng năn nỉ hay ngọt ngào cũng không phải là một cách hay. Bạn cần có một thái độ đúng mực và phù hợp với tình hình thực tế.

Xem thêm:  Lạm dụng cây chó đẻ (diệp hạ châu): Từ “thần dược” mát gan thành “độc dược” hại gan

Bạn chỉ trích con mình

Không ai thích bị chỉ trích, trẻ em cũng vậy.  Chúng có thể tỏ ra không hợp tác nếu nhận ra những câu nói như đang phê phán. Nếu bạn liên tục chê trách con mình bằng cách nói những câu như “Tại sao con không nghe lời?” thì đúng thật, chúng sẽ chẳng nghe lời bạn đâu. Bạn cần bình tĩnh và sáng suốt để yêu cầu con nghe lời mình.

Ba mẹ cần bình tĩnh hướng dẫn con khi con có những hành vi hung hăng. Nguồn ảnh: Pixels

Ba mẹ cần bình tĩnh hướng dẫn con khi con có những hành vi hung hăng. Nguồn ảnh: Pixels

Hành động của ba mẹ không nhất quán

Khi trẻ không nghe lời hoặc mắc lỗi, việc phạt trẻ không được hành động hoặc không được nhận một món quà hay đặc quyền nào đó là điều dĩ nhiên. Có đôi khi ba mẹ sẽ trở nên khoan dung và dễ dàng tha thứ, con sẽ dần cảm thấy mọi lời nói của ba mẹ không còn đáng sợ. Bởi vì chúng tin rằng nếu không nghe lời thì cũng chẳng có hậu quả gì xảy ra. Việc nhất quán và kỷ luật chính là chìa khóa nuôi dạy con hiệu quả.

2Làm thế nào để con lắng nghe?

Khi sự miễn cưỡng và chống lại của trẻ vượt qua một giới hạn nhất định, chúng phải được dạy lại cách lắng nghe.Việc này có thể được thực hiện thông qua việc giao tiếp và sự gương mẫu của ba mẹ.

Đọc truyện cho con

Để dạy con bạn lắng nghe nhiều hơn, bạn nên đọc cho con nghe. Ba mẹ hãy đọc to và dùng ngữ điệu phù hợp hoặc giả giọng các nhân vật để thu hút sự chú ý của bé. Đây là một cách tuyệt vời để khuyến khích sự lắng nghe.

Hãy nhớ đọc truyện cho con bằng giọng điệu vui tươi và nhấn nhá đúng chỗ để thu hút sự chú ý từ chúng. Nguồn ảnh: iStock

Hãy nhớ đọc truyện cho con bằng giọng điệu vui tươi và nhấn nhá đúng chỗ để thu hút sự chú ý từ chúng. Nguồn ảnh: iStock

Trò chơi vận dụng thính giác

Một cách tuyệt vời để khiến bé phải lắng nghe là đưa điều kiện phải lắng nghe vào một trò chơi. Bạn có thể chơi trò thì thầm, đoán âm thanh của động vật,… để dạy con học cách cần chú ý nghe thông tin từ ba mẹ.

Ngồi thấp xuống, trong tầm mắt con

Khi nói chuyện với trẻ, đặc biệt là khi muốn con nghe lời mình, ba mẹ hãy hạ thấp tầm nhìn của con. Ba mẹ có thể quỳ gối, ngồi cạnh hoặc nằm cạnh con và nhìn thẳng vào mắt con khi nói. Làm như vậy con có thể dễ dàng chú ý đến bạn và lắng nghe bạn hơn.

Ba mẹ có thể nhận thấy hiệu quả từ cách này vì khi đó con cảm thấy gắn kết hơn và cảm nhận được sự lắng nghe và tôn trọng từ người lớn.

Dành thời gian cho người khác

Bạn là một hình mẫu lý tưởng cho con mình và con luôn quan sát chăm chú những gì bạn đang làm trong ngày. Bạn muốn con mình lắng nghe phải không nào? Vậy chính bạn cũng cần là một người biết lắng nghe.

Bạn có thể dùng bữa, đi bộ, đọc sách cùng những người khác trong gia đình. Con sẽ học được cách tôn trọng và lắng nghe những người khác như bạn đang thực hiện.

Bình tĩnh

Mặc dù sự thách thức và phản ứng tức tối của con có thể khiến bạn thất vọng, nhưng với tư cách là cha mẹ, bạn cần bình tĩnh khi nói chuyện với con mình. Trẻ trong giai đoạn này đang học cách để kiềm chế chính cảm xúc của chúng. Việc bạn không hướng dẫn con bình tĩnh mà cũng cư xử tức giận như chúng sẽ khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn.

Xem thêm:  Cách kiểm tra mình có bị lấy cắp thông tin cá nhân để vay nợ hay không ngay tại nhà

Nói chuyện với trẻ một cách bình tĩnh và tôn trọng chính là đang khuyến khích con lắng nghe những gì bạn nói. Sử dụng giọng điệu động viên và khích lệ khi yêu cầu con làm một việc gì đó sẽ hiệu quả hơn khi dùng thái độ hà khắc.

Nói chuyện với trẻ một cách bình tĩnh và tôn trọng khuyến khích con lắng nghe những gì bạn nói. Nguồn ảnh: iStock

Nói chuyện với trẻ một cách bình tĩnh và tôn trọng khuyến khích con lắng nghe những gì bạn nói. Nguồn ảnh: iStock

Bài viết liên quan:Tại sao ba mẹ không nên la mắng con và những biện pháp dạy con hiệu quả

Đưa ra hướng dẫn ngắn gọn

Trẻ trong giai đoạn mới biết đi có khoảng thời gian chú ý ngắn. Khi yêu cầu con làm điều gì đó, hãy đưa ra hướng dẫn của bạn ngắn gọn, trực tiếp, rõ ràng và cụ thể. Bằng cách này, chúng có thể dễ dàng lắng nghe và thực hiện những điều ba mẹ nói.

Ba mẹ hãy đưa ra những hướng dẫn cụ thể và ngắn gọn thay vì một danh sách nhiều hành động một lúc. Bạn hãy nói: “Thu dọn đồ chơi của con đi nhé!” thay vì “Hãy thu dọn đồ chơi, tắt TV và đến đây!”, với một câu nói có quá nhiều hành động, con sẽ không thể hiểu và làm theo.

Nhanh chóng làm theo

Khi bạn muốn con làm một việc gì đó, bạn phải nhanh chóng làm theo. Ví dụ: nếu bạn đã yêu cầu con cất đĩa vào bồn rửa nhưng con chưa làm, bạn hãy hướng dẫn con cách đi đến bồn rửa ngay. Với cách làm này, con sẽ hiểu là nên làm ngay chứ không để chần chừ.

Hãy cho con thấy mình có lợi nếu nghe lời

Những em bé trong giai đoạn mới biết đi khá cứng đầu và ít nghe lời. Con có thể không lắng nghe bất kỳ yêu cầu nào của ba mẹ. Để trẻ lắng nghe bạn, bạn cần cho con thấy nếu con nghe lời con có thể nhận được lợi ích gì. Ví dụ: nếu bạn yêu cầu con mình cất đồ chơi đi, thay vì chỉ nói “Bỏ đồ chơi vào rổ”, bạn có thể tế nhị hơn và nói: “Con cất đồ chơi vào rổ đi nào, xong thì mình cùng ra ngoài chơi”.

Tạo một thông báo trước

Kết thúc một buổi đi chơi vui vẻ và đã đến giờ về nhà, nhưng em bé bỗng trở nên khó tính và khăng khăng đòi ở lại. Lúc này con sẽ có những hành vi như khóc lóc, la hét, giận dỗi.

Để tránh những trường hợp này, bạn có thể thông báo trước cho con về một sự việc sắp diễn ra. Bạn có thể nói “Hãy ở đây thêm mười phút nữa, sau đó chúng ta sẽ về nhà”. Mặc dù con còn khá nhỏ để hiểu khái niệm về thời gian nhưng con có thời gian để chuẩn bị tâm lý về sự việc này và có thể tránh được sự bất ngờ.

Những yêu cầu cần hữu ích và thực tế

Đối với một đứa trẻ mới biết đi, đồ chơi như một món đồ không thể thiếu trong cuộc sống. Khi bạn yêu cầu chúng cất đồ chơi đi để tập trung vào việc ăn, ngủ hoặc đi chơi, chúng có thể hoàn toàn từ chối. 

Xem thêm:  6 “quên” cứu vớt cõi nhân sinh, điều nào cũng ẩn chứa bí mật

Để khiến chúng lắng nghe, bạn có thể hướng dẫn con mình thực hiện công việc một cách có lợi và gần với mong muốn của bé như “Hãy cất những khối xếp hình này đi, lát nữa chơi sau con nhé”. Những yêu cầu thế này cho con thấy con có thể thực hiện và vẫn thực tế.

Hãy sáng tạo

Thông thường cha mẹ nghĩ rằng la mắng sẽ khiến trẻ nghe lời. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Với những em bé đang ở giai đoạn khủng hoảng, bạn nên khuyến khích chúng theo những cách sáng tạo mà vẫn đảm bảo hoàn thành các công việc.

Ví dụ, bạn có thể vừa hát một bài hát về bồn tắm để yêu cầu con ngoan ngoãn đi tắm.

Cung cấp thông tin

Những đứa trẻ lớn hơn một chút có thể muốn biết lý do tại sao bạn yêu cầu chúng làm điều gì đó. 

Cung cấp thêm thông tin liên quan đến yêu cầu này có thể khuyến khích con thực hiện. Ví dụ, nếu bạn đang chuẩn bị đi ăn tối và bạn đã yêu cầu trẻ dọn đồ chơi của mình, nhưng trẻ không chịu nghe lời, bạn có thể nói rằng hãy dọn đồ chơi xong và chúng ta cùng đi ra ngoài. Thông tin này có thể là nguồn động lực để trẻ nghe theo những yêu cầu của ba mẹ.

Hãy thêm thông tin để tăng tính thuyết phục hơn. Nguồn ảnh: Pexels

Hãy thêm thông tin để tăng tính thuyết phục hơn. Nguồn ảnh: Pexels

Hãy lắng nghe

Bằng cách lắng nghe con thường xuyên, bạn đang cho con biết rằng chúng đáng được ba mẹ chú ý và bạn đang rất quan tâm đến những gì chúng nói. Lúc này chính con cũng học được cách cần lắng nghe người khác.

3Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Việc để con biết cách lắng nghe đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và hiểu biết của ba mẹ. Chính ba mẹ hãy trở thành những người biết lắng nghe để làm gương cho con. Những hành động của con được bộc phát từ những suy nghĩ non nớt, sự ham học hỏi, khám phá và những hành động này còn rất mông lung. Những yêu cầu, hướng dẫn ngắn gọn và rõ ràng giúp con dễ dàng hiểu và làm theo. Giao tiếp bằng mắt và sự sáng tạo trong cách nuôi dạy con là điều quan trọng để thu hút sự chú ý, từ đó chúng sẽ tự giác thực hiện những yêu cầu của ba mẹ. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tin rằng qua bài viết này, ba mẹ có thêm hành trang để tự tin nuôi dạy con hơn.

Xem thêm:

  • Mẹo cực hay để giải quyết tình trạng trẻ xen ngang lời người lớn!
  • Cách dạy trẻ tự dọn giường sau khi ngủ dậy, tập thói quen tốt từ khi còn nhỏ
  • Kỷ luật không nước mắt – Những cách phạt con nhẹ nhàng mà hiệu quả

Dạ Thắm tổng hợp

1. Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi) – Các mốc phát triển; CDC 

2. Trẻ mới biết đi (2-3 tuổi) – Các mốc phát triển; CDC

3. Trò chơi lắng nghe cho trẻ em; UNICEF Kid Power

4. Hạ tầm mắt với con; The Health Federation of Philadelphia

5. Kiềm chế cơn giận; The Nemours Foundation

6. Kỷ luật và hướng dẫn hành vi: trẻ sơ sinh và trẻ em; Raising Children Network (Australia)

7. Kỹ năng lắng nghe; The Center for Parenting Education

8. Kỷ luật và hướng dẫn hành vi: trẻ sơ sinh và trẻ em; Raising Children

9. Dạy con hành vi tốt: Lời khuyên cho Cha mẹ; AAFP

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bé bướng bỉnh không chịu nghe lời ? Mách mẹ cách dạy trẻ không cần quát mắng của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan