No menu items!
HomeBlogDinh DưỡngVào thời cổ đại, việc kết hôn với chị em họ là...

Vào thời cổ đại, việc kết hôn với chị em họ là rất phổ biến, nhưng tại sao lại hiếm khi sinh ra những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ?

Rate this post

Một gia đình có con là chuyện trọng đại, ai cũng sẽ dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho sinh linh bé nhỏ này. Nhưng nếu không may sinh ra một đứa trẻ thiểu năng trí tuệ thì đó là sự bất hạnh của gia đình.

Trên thực tế, nếu có rất nhiều những yếu tố tác động khiến trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ, phát triển không bình thường. Hiện nay khoa học đã phát hiện ra rằng việc kết hôn cận huyết sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ trẻ em sinh ra bị thiểu năng trí tuệ.

Hôn nhân cận huyết là cuộc hôn nhân xảy giữa hai người cùng chung dòng máu trực hệ của một gia đình hoặc một gia tộc. Hiểu đơn giản hơn thì đây chính là cuộc hôn nhân giữa những người cùng dòng máu trong phạm vi ba đời trở lại.

Xem thêm:  Bố chồng tiết lộ sự thật trước nghỉ hưu, tôi vỡ mộng lấy công tử nhà giàu

Kết hôn cận huyết ở Trung Quốc khá phổ biến từ thời xa xưa, phần đông là do văn hóa xã hội. Thời điểm ấy, các gia tộc, hoàng thất lựa chọn hôn nhân cận huyết thống để bảo tồn ngôi vị, quyền lực, không muốn của cải rơi vào tay của người ngoài.

Nhưng điều làm cho người ta thắc mắc chính là vào thời xưa, việc kết hôn với chị em họ rất phổ biến, nhưng vì sao đứa trẻ sinh ra hiếm khi bị thiểu năng?

Nguyên nhân việc kết hôn cận huyết ở Trung Quốc cổ đại

cận huyết, kết hôn cận huyết, kết hôn thời cổ đại

(Ảnh minh họa)

Trên thực tế, điều này không thể tách rời khỏi văn hóa truyền thống thời xưa. Do năng suất xã hội thấp cộng với thiên tai và dịch bệnh, con người thường cảm thấy sức mạnh cá nhân của mình không đủ để chống chọi lại. Lúc này sự gắn kết, mối quan hệ huyết thống trong một gia đình là mối liên hệ tự nhiên và mạnh mẽ nhất trên thế giới.

Vì lý do này, người Trung Quốc xưa rất đề cao quyền lực của gia đình. Để gia đình ngày càng lớn mạnh, gắn kết thì kết hôn là con đường tốt nhất. Người xưa thường không quan tâm nhiều đến tình yêu mà họ chú ý hơn đến lợi ích, sự liên kết, lớn mạnh của gia đình sau khi có người kết hôn. Việc kết hôn cận huyết thực chất là để củng cố mối quan hệ giữa các gia đình với nhau, không ngừng củng cố mối quan hệ họ hàng để đảm bảo tính ổn định, lâu dài và lợi ích chung.

Xem thêm:  Người tuổi Sửu: Nhớ tránh xa người này, hắn là kẻ thù truyền kiếp của bạn, có thể hại bạn cả đời!

Tại sao mọi người không thấy nhiều trẻ em khuyết tật, thiểu năng trí tuệ được sinh ra?

cận huyết, kết hôn cận huyết, kết hôn thời cổ đại

(Ảnh minh họa)

Ngày xưa, hôn nhân cận huyết đã không được phép từ thời nhà Chu, đây là lần đầu tiên người Trung Hoa xưa nhận ra sự nguy hiểm của các cuộc hôn nhân trong nội bộ gia tộc. Tuy nhiên, người Trung Hoa xưa luôn xem trọng nam giới, do đó họ chỉ xem họ hàng nhà nội là họ hàng gần và bỏ qua họ hàng nhà ngoại. Vì thế vẫn cho phép con trai và con gái bên họ ngoại lấy nhau. Cho đến khi luật hôn nhân hiện hành có hiệu lực vào năm 1981, hôn nhân cận huyết bị cấm.

Ngày đó, các cuộc hôn nhân giữa anh chị em cô cậu ruột rất phổ biến, chẳng hạn như Hán Vũ Đế và Hoàng hậu Trần A Kiều (Trần A Kiều là chị/em họ của Hán Vũ Đế), nhà thơ Lục Du và Đường Uyển (Đường Uyển là con gái cậu ruột của Lục Du), nhà thư pháp Vương Hiến Chi và Si Đạo Mậu (Si Đạo Mậu là biểu tỷ của Vương Hiến Chi)… Vậy thì điều gì đã xảy ra với thế hệ sau của những cặp đôi này?

Hán Vũ Đế và Trần A Kiều không có con.

Lục Du và Đường Uyển không có con.

Vương Hiến Chi và Si Đạo Mẫu sinh một con gái nhưng chết yểu.

cận huyết, kết hôn cận huyết, kết hôn thời cổ đại

(Ảnh minh họa)

Những ví dụ này cho thấy, hôn nhân cận huyết ở thời cổ đại vẫn có ảnh hưởng đến thế hệ sau. Trên thực tế, chúng ta không ghi nhận nhiều trường hợp dị tật do kết hôn cận huyết ở thời cổ đại không phải vì ít khi xảy ra mà là vì người xưa đã xem nhẹ hậu quả của nó và không ghi chép nhiều.

Xem thêm:  Lâu lắm rồi mới thấy con gái từng có ý định chuyển giới của Angelina Jolie trổ tài vũ đạo, góc hình nào nhìn cũng thấy giống Brad Pitt

Đầu tiên, tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh trong thời cổ đại nói chung là thấp. Do vật chất và y học còn kém phát triển nên sức khỏe của người cổ đại cũng như sức khỏe của thai nhi không được tốt lắm. Vì vậy, mỗi lần sinh con của phụ nữ thời cổ đại đều như “đi qua cửa tử”. Khi sinh được cũng khó sống tới tuổi trưởng thành. Hầu như gia đình nào cũng có con chết trẻ, trong đó có những đứa bé được sinh ra bởi hôn nhân cận huyết. Do đó người xưa khó phân biệt được đứa bé nào chết do hôn nhân cận huyết, đứa bé nào chết vì những nguyên nhân khác.

cận huyết, kết hôn cận huyết, kết hôn thời cổ đại

(Ảnh minh họa)

Thứ hai, một số bậc cha mẹ độc ác sau khi phát hiện con mình không bình thường sẽ đuổi con đi hoặc vứt bỏ chúng vì áp lực nuôi dạy hoặc thậm chí là sĩ diện. Bởi vì ở cổ đại, trong nhà xuất hiện một đứa trẻ thiểu năng trí tuệ sẽ bị mọi người chê cười, coi là điềm xấu, cả nhà sẽ chịu áp lực rất lớn.

Thứ ba là dân số thời cổ đại không đông và dày đặc như bây giờ, vì vậy mọi người luôn cảm thấy rằng những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ là những sự cố hi hữu. Nhưng hiện nay dân số đông, việc sinh đẻ, khám chữa bệnh hầu hết đều ở bệnh viện, tập trung và có số liệu thống kê, theo dõi chi tiết, điều này cũng làm cho hiện tượng trẻ thiểu năng trí tuệ bộc lộ nhiều hơn trước bàn dân thiên hạ.

Nguyễn Giang (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan