No menu items!
HomeBlogDinh DưỡngTrong 'Tây Du Ký', Như Lai đã dùng phép thuật gì để...

Trong ‘Tây Du Ký’, Như Lai đã dùng phép thuật gì để ngăn cản Tôn Ngộ Không bay khỏi bàn tay? Tác phẩm gốc đã giải thích rất rõ ràng

Rate this post

Chỉ cần một cân đẩu vân là có thể vượt qua mười vạn tám nghìn dặm dễ dàng, thế mà Tôn Ngộ Không dù cố gắng đến đâu vẫn cứ phải quẩn quanh trong lòng bàn tay Như Lai. Và cuối cùng hắn bị Như Lai úp bàn tay, trấn áp dưới núi Ngũ Hành 500 năm.

Xem thêm:  Về ra mắt bố mẹ bạn trai trước khi kết hôn, sau buổi gặp mặt tôi dứt khoát chia tay, tôi không muốn lấy một gia đình như vậy!

Trong nguyên tác “Tây Du Ký” có chi tiết Tôn Ngộ Không sau khi đại náo thiên cung thì bị Phật Tổ Như Lai nhốt dưới chân Ngũ Hành Sơn 500 năm. Mặc dù có 72 phép thần thông biến hóa và thuật cân đẩu vân, nhưng Tôn Ngộ Không không thể thoát ra được khỏi lòng bàn tay của Như Lai.

tôn ngộ không, tây du ký, phật tổ như lai

Trước khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới núi, Phật Tổ Như Lai đã thách thức: “Ta đánh cuộc với nhà ngươi, nếu nhà ngươi có tài nhảy một cân đẩu vân ra khỏi được lòng bàn tay phải của ta, thì nhà ngươi thắng”. Chỉ cần một cân đẩu vân là có thể vượt qua mười vạn tám nghìn dặm dễ dàng, thế nhưng Tôn Ngộ Không dù cố gắng đến đâu thì vẫn không thoát khỏi lòng bàn tay Như Lai.

tôn ngộ không, tây du ký, phật tổ như lai

Đương nhiên, nhiều người tò mò cũng muốn biết Phật Như Lai đã dùng phép thuật gì để không chế Tôn Ngộ Không. Rõ ràng một cân đẩu vân là có thể vượt qua mười vạn tám nghìn dặm dễ dàng, trong khi lòng bàn tay của Phật Như Lai lại chỉ to như lá sen. Về vấn đề này, từ xưa đến nay có rất nhiều ý kiến ​​khác nhau, nhưng có ba giả thiết ​​tiêu biểu:

Đầu tiên là Như Lai thực hiện phi hành thuyết, tức là khi Tôn Ngộ Không bay thì Như Lai cũng bay theo hắn, hai người bay với tốc độ như nhau nên dù Tôn Ngộ Không bay đến đâu thì hắn vẫn luôn nằm trong lòng bàn tay của Như Lai.

Xem thêm:  “Hai thứ đồ cũ, nghèo đến mấy cũng đừng giữ”, nếu có trong nhà hãy nhanh tay dọn dẹp kẻo quên

tôn ngộ không, tây du ký, phật tổ như lai

Thứ hai là Như Lai đã lừa Tôn Ngộ Không. Như Lai có thể nhìn thấy Tôn Ngộ Không bằng con mắt trí tuệ. Dù hắn có bay đến tận cùng bầu trời và viết những gì lên ngón tay và đánh dấu bằng nước tiểu thì vẫn không qua được con mắt của Như Lai. Nên việc Như Lai dễ dàng tạo bằng chứng giả khiến Tôn Ngộ Không rơi vào bẫy.

Thứ ba là trong kinh Phật có viết: “Nhất hoa nhất thế giới, nhất thảo nhất thiên đường, nhất diệp nhất Như Lai”… Nghĩa là “Mỗi bông hoa là một thế giới, mỗi thân cây là một kiếp phù sinh, mỗi ngọn cỏ là một thiên đường, mỗi phiến lá là một đức Như Lai”… Bàn tay của Như Lai tuy nhỏ nhưng cũng là thế giới vô tận nên Tôn Ngộ Không không thể trốn thoát.

tôn ngộ không, tây du ký, phật tổ như lai

tôn ngộ không, tây du ký, phật tổ như lai

Ngoài ra, còn có một giả thiết giải thích rằng theo như nguyên tác có miêu tả cảnh Tôn Ngộ Không lúc bay rằng, vì muốn thoát khỏi bàn tay Phật Như Lai hắn “cứ tiếp tục tiến về phía trước”. Từ “cứ tiếp tục tiến về phía trước” ở đây cho thấy Tôn Ngộ Không đang bay theo hướng mù, gần như có nghĩa là hắn đang nhắm mắt bay mà không biết mục đích tới, cứ di chuyển trong vô thức. Phật Như Lai am hiểu thuật giam cầm không gian, có thể hoàn toàn xoay chuyển không gian trong lòng bàn tay, khiến Tôn Ngộ Không không thể phân biệt được phương hướng bay. Cứ như vậy, dù con khỉ có bay thế nào thì tự nhiên sẽ không có thể thoát khỏi bàn tay của Như Lai.

Xem thêm:  Cây kim tiền hợp với người mệnh nào nhất? Trồng đúng cách tài lộc chỉ có vào mà không ra

tôn ngộ không, tây du ký, phật tổ như lai

Khi Như Lai mở rộng lòng bàn tay và không cử động, nhưng Tôn Ngộ Không chỉ có thể bay tạo thành những vòng tròn trong lòng bàn tay nên mọi người đều ngưỡng mộ “đại pháp” của Như Lai. Trên thực tế, bản thân Tôn Ngộ Không quan tâm đến vấn đề này hơn bất kỳ ai khác, phản ứng ngay lập tức của hắn là cho rằng Như Lai có khả năng “tiên tri những điều chưa biết”, sau này, khi bị Ngũ Hành sơn đè bẹp, hắn mới suy nghĩ lại. Trong năm trăm năm, điều đầu tiên hắn nói khi nhìn thấy Quán Âm là: “Phật Như Lai nói gạt, đè tôi dưới núi nầy. Gần năm trăm năm, cựa mình không đặng. Xin Bồ Tát làm phước, cứu lão Tôn một phen”.

tôn ngộ không, tây du ký, phật tổ như lai

tôn ngộ không, tây du ký, phật tổ như lai

Tạo hình Phật Như Lai và Tôn Ngộ Không trong phim “Tây Du Ký” phiên bản năm 1986.

Xem ra Tôn Ngộ Không chưa bao giờ biết mình rơi vào cạm bẫy như thế nào, đoán chừng chỉ sau khi thành Đấu chiến thắng Phật, Như Lai mới nói cho hắn biết sự thật.

Hoàng Anh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan