HomeBlogPhân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng...

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng đài

Rate this post

Để phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng đài thành công, cần có những hiểu biết và tìm ra được các luận điểm, luận cứ phù hợp, chính xác. Với thông tin tổng quan và bài văn mẫu đưa ra mong rằng độc giả sẽ có thể tạo ra được một bài văn mang chất riêng của mình.

1. Tổng quan về nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng đài:

Để phân tích được nhân vật Vũ Như Tô, bạn cần phải biết những ý chính quan trọng về nhân vật này được mô tả trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng đài của tác giả Nguyễn Huy Tưởng như sau:

– Thứ nhất, Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba. Ông là hiện thân cho sự say mê sáng tạo cái đẹp, cống hiến hết mình vì nghệ thuật.

– Thứ hai, ông là một người nghệ sĩ có nhân cách, hoài bão lớn và có lí tưởng nghệ thuật cao đẹp. Ông không danh hám lợi mà chỉ đơn thuần muốn cống hiến cho nước nhà.

– Thứ bam tấm bi kịch giữa nghệ thuật và đời sống của Vũ Như Tô vì say mê cái đẹp, muốn cống hiến tài năng của mình vì nghệ thuật nước nhà, nhưng lại thể hiện tài năng không đúng cách, không đúng chỗ và không đúng thời điểm. Từ đó dẫn đến cái chết bi kịch của ông.

2. Dàn ý viết bài cho bài văn phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng đài:

2.1. Mở bài: 

Giới thiệu ngắn gọn tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng đài. Sau đó dẫn dắt giới thiệu vào nhân vật Vũ Như Tô.

Có hai cách mở bài cho bài văn phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng đài là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp với nhiều cách mở bài hay.

2.2. Thân bài:

Luận điểm 1: Vũ Như Tô trong tác phẩm được xây dựng hình tượng nhân vật là một kiến trúc sư tài ba.

(Phân tích các dẫn chứng với những từ ngữ được tác giả Nguyễn Huy Tưởng miêu tả trong bài về nhân vật Vũ Như Tô):

+ Ông là một người “ngàn năm chưa dễ có một”

+ Tài năng của ông được thể hiện qua các cụm từ: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”

+ Tài năng của Vũ Như Tô được mọi người công nhận, được Đan Thiềm – một người phụ nữ tài sắc, là người bạn tri kỷ, người bạn đồng hành cùng Vũ Như Tô ngưỡng mộ vì tài năng của ông và biết trân trọng cái tài. Bà sẵn sàng dùng tính mạng để bảo vệ nhân tài Vũ Như Tô.

Xem thêm:  Sợ các con “tan đàn xẻ nghé”: Có miếng đất 10 tỷ nhưng tôi chẳng dám để cho đứa nào

Kết đoạn: Ông chính là hiện thân cho sự say mê và sáng tạo cái đẹp, tài năng của ông được mọi người công nhận, Đan Thiềm vì tài năng mà ngưỡng mộ, coi trọng ông.

Luận điểm 2: Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có nhân cách, hoài bão lớn và có lí tưởng nghệ thuật cao cả.

Phân tích tác phẩm chỉ ra các tình tiết quan trọng chứng minh cho luận điểm:

+ Ban đầu, Vũ Như Tô kiên quyết từ chối yêu cầu xây dựng Cửu Trùng Đài của vua Lê Tương Dực mặc kết cho dù nhà vua dọa giết ông.

+ Nhờ có sự khuyên lơn của Đan Thiềm, ông quyết định vì cống hiến nghệ thuật nước nhà mà đồng ý xây dựng Cửu Trùng đài.

+ Vũ Như Tô mong muốn hoàn thiện hoài bão của mình là xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại và bền vững: “bền như trăng sao” để “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”

⇒ Qua những minh chứng này, cho thấy ông là một người nghệ sĩ mong muốn, khát khao cống hiến tài năng cho đất nước

+ Một khi đã bắt tay vào xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô làm việc dồn hết tâm sức, làm việc bằng tất cả tâm huyết của mình: “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng”

– Lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô cao cả đến mức, bản thân ông còn tự thấy đời ông “không quý bằng Cửu Trùng Đài” ⇒ Vũ Như Tô đặt đặt lí tưởng, hoài bão của mình lên trên hết

– Vũ Như Tô là người không hám danh lợi, chỉ một lòng mong muốn cống hiến tài năng của mình cho đất nước. Điều này được thể hiện qua chi tiết: mọi thứ vua ban thưởng ông đem chia hết cho thợ.

Luận điểm 3: Tấm bi kịch giữa nghệ thuật và đời sống của Vũ Như Tô:

– Vũ Như Tô cống hiến hết mình vì nghệ thuật, mong muốn hoàn thiện tâm huyết của mình vào Cửu Trùng đài.

– Nhưng bi kịch của ông xảy ra, ông vì đam mê chạy theo lý tưởng nghệ thuật cao siêu và thuần túy mà quên mất rằng việc xây dựng Cửu Trùng đài là tiếp tay cho hôn quân ăn chơi tán lạc, hại người dân lâm vào cuộc sống cùng cực, cướp đi mồ hôi, nước mắt và tính mạng của nhiều người, khiến cho dân chúng rơi vào cảnh lầm than và oán hận sâu sắc.

– Lý tưởng nghệ thuật mà ông muốn chỉ là xây dựng một tòa lâu đài cao cả, nguy nga với nghệ thuật cao siêu, thuần túy mà lại cách li hoàn toàn với hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống của nhân dân.

Xem thêm:  Cổ nhân dặn: “Có ba loại bát không thể dùng, ba loại cửa không thể đi, và ba kiểu người không nên kết giao”

– Cống hiến tài năng không đúng thời điểm, dẫn tới tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng của ông: Liệu rằng xây dựng Cửu Trùng đài là đúng hay sai? là có công hay có tội?

– Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch được xây dựng chính bởi sự đối nghịch giữa tài năng, sự khao khát mong muốn cống hiến vì nghệ thuật nước nhà với những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Sự thức tỉnh của ông chỉ diễn tả vào những phút cuối cùng của cuộc đời khi ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đập phá.

2.3. Kết bài:

Trình bày suy nghĩ và cảm nhận của mình về nhân vật Vũ Như Tô.

3. Bài văn mẫu phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng đài:

Nguyễn Huy Tưởng được biết đến là một nhà , nhà soạn kịch nổi tiếng, người đã đóng góp những quan điểm, tư tưởng mới về nghệ thuật và cuộc sống. Trong số các tác phẩm kịch của ông, nổi bật nhất là tác phẩm “Vũ Như Tô”. Tác phẩm khắc họa tấm bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa nhưng không đúng thời điểm, đồng thời cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nội dung đó đã được phản ánh chân thực và đầy đủ nhất qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Và nhân vật Vũ Như Tô chính là điểm nhấn tuyệt vời cho tác phẩm nghệ thuật ấy.

Tác giả đã xây dựng lên một nhân vật Vũ Như Tô là một kiến trúc sư giỏi, có tài “tranh tinh xảo với hóa công” và say mê cái đẹp. Ông cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc đẹp được vua quan biết đến và bị vua Lê Tương Dực ép xây Cửu Trùng Đài – nơi vui chơi, hưởng lạc của nhà vua với các cung tần mỹ nữ. Là một người đàn ông trưởng thành, gắn bó với nhân dân mặc dù bị chèn ép và bị đe dọa giết chết, ông quyết không cống hiến tài năng của mình để xây dựng Cửu Trùng đài. Sau khi được cung nữ Đan Thiềm – người đam mê cái đẹp của nghệ thuật thuyết phục lợi dụng tiền của và quyền lực của vua chúa để xây dựng cho đất nước tòa lâu đài vĩ đại cho dân ta “nghìn thu còn hãnh diện” nên ông mới đồng ý bắt tay vào xây dựng Cửu Trùng Đài.

Tuy nhiên, ông đã sai trong suy nghĩ và hành động. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài đã đẩy ông vấp phải mâu thuẫn với nhân dân. Để có thể xây dựng được Cửu Trùng đài cần phải tiêu tốn rất nhiều của cải, vật chất. Thứ tiền tài vật chất ấy có được là do Lê Tương Dực vơ vét của nhân dân bằng những thứ thuế má nặng nề, vô lí. Từ đó, đẩy đời sống nhân dân vào bước đường cùng, thống khổ, cùng cực. Cửu Trùng Đài cao lên bao nhiêu thì máu xương, mồ hôi của nhân dân phải đổ xuống bấy nhiêu. Điều đó đã tạo ra sự mâu thuẫn, sự căm hận ngày càng bị đẩy lên cao trào. Đặc biệt, Vũ Như Tô vì mục đích mong muốn hoàn thiện được Cửu Trùng Đài, khao khát toàn tâm toàn ý cho Cửu Trùng đài mà không ngần ngại hạ lệnh phạt hoặc giết chết những kẻ bỏ trốn để tăng cường kỉ luật làm việc trên công trường. Dần dà, Vũ Như Tô biến thành kẻ ác, thủ phạm gây bao đau khổ, bất hạnh cho nhân dân.

Xem thêm:  Cái ôm nồng đượm vì ‘ba nói dối’ khiến triệu người nghẹn lòng nước mắt

Nếu Vũ Như Tô là người có chút lòng thì đã không gây tai họa cho đời sau này, bởi như Nguyễn Du đã từng nói:

“Thiên căn tại ở lòng người
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân của việc xây dựng Cửu Trùng Đài. Ông là tội nhân vì thực hiện mệnh lệnh của hôn quân dù lấy đó làm đẹp cho quốc gia. Là tội nhân vì lý tưởng hóa dục vọng, vì nghệ thuật mà không màng đến đời sống xã hội của nhân dân dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nghệ thuật và hiện thực. Bi kịch của Vũ Như Tô là những minh chứng chứng minh cho quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh đáng trân trọng và tôn thờ hơn nghệ thuật vị nghệ thuật rất nhiều.

Có thể nói rằng kết cục bi thảm của Vũ Như Tô, sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài là tất yếu. Bởi Cửu Trùng Đài là một tác phẩm nghệ thuật đẹp, nhưng không hoàn mỹ, nó giống như bông hoa có sắc mà không có hương, là một tác phẩm đẹp nhưng không phù hợp với bối cảnh xã hội và không vì nhân sinh. Vũ Như Tô từ đầu đến cuối chỉ đứng trên lập trường  cái đẹp của nghệ thuật thuần túy chứ chưa bao giờ đứng trên lập trường của nhân dân. Ông được coi là kẻ có tài, nhưng sẽ chỉ là người có tài năng mà không được công nhận là thiên tài. Nhưng liệu việc đưa Vũ Như Tô đến cái chết liệu có phải thoải đáng? Vũ Như Tô không hiểu bản thân mình đã có tội gì, màn đầu Vũ Như Tô luôn khẳng định “tôi không sai”, sau đó ông lại đặt câu hỏi “tôi có tội gì?”. Ông chỉ thực sự thức tỉnh ở những phút cuối cùng của cuộc đời mình. Qua tấm bi kịch của Vũ Như Tô cũng như một hồi chuông thức tỉnh cho chúng ta về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, nghệ thuật phải vì con người.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp cao và rất điệu nghệ. Đặc biệt trong hồi cuối, tác giả đã dẫn dắt thành công xung đột hành động kịch tạo lên một bức tranh cuộc đời sóng gió kịch tính của Vũ Như Tô. Đặc biệt, việc miêu tả tính cách, miêu tả tâm trạng qua nhịp điệu lời nói – hành động bằng ngôn ngữ tổng hợp (tả, kể, bộc lộ…) có tính hành động cao đã được thể hiện thành công làm nổi bật lên tấm bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô. Qua đó thêm khẳng định cái đẹp, nghệ thuật vị nhân sinh thực sự đẹp hơn nghệ thuật vị nghệ thuật.

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan