No menu items!
HomeBlogDinh DưỡngĐừng nói ba lời này nữa, nghiệp chướng nặng lắm!

Đừng nói ba lời này nữa, nghiệp chướng nặng lắm!

Rate this post

Như câu nói: ‘Bệnh từ miệng vào, tai họa từ miệng mà ra’. Theo quan điểm của đạo Phật, trong cuộc sống nhân sinh, miệng của chúng ta đã tạo ra vô số khẩu nghiệp. Người ta thường quên mất mình đã nói gì, nên nhiều lời đã vô tình tạo ra nghiệm chướng rất nặng.

Từ góc độ nghiệp của Phật giáo, một khi nghiệp đã hình thành, chỉ cần nghiệp chín muồi thì quả sẽ xuất hiện. Đừng nghĩ rằng quả báo chưa đến mà bỏ bê lời nói và việc làm của chính mình. Ba loại lời sau đây rất dễ thốt ra, tạo nghiệp vô tận, ai cũng phải rút kinh nghiệm mà tu dưỡng đạo đức.

Xem thêm:  Phan Hiển chi mạnh tay chuẩn bị phòng sinh chuẩn khách sạn 5 sao cho Khánh Thi

Nói những lời kiêu ngạo, phù phiếm

khẩu nghiệp, những lười không nên nói, lời phật dạy

(Ảnh minh họa)

Chúng ta đều biết rằng trung thực là nền tảng của con người. Dù là làm ăn hay nói năng thì chữ “tín” phải đặt lên hàng đầu. Đừng phóng đại và dễ dàng hứa hẹn những điều mà bạn không thể thực hiện. Hoặc dùng sự giả dối để gây hoang mang dư luận, khiến người khác hiểu lầm và có những lời nói và việc làm sai trái. Dưới góc độ pháp luật, mọi hậu quả phát sinh từ việc này đều phải do chính mình gánh chịu, nhiều người đã phải trả giá đắt cho sự dối trá của mình.

Theo quan điểm nhân quả của Phật giáo, nói lời kiêu ngạo tương đương với kiêu ngạo phù phiếm, là một loại lừa dối người khác. Từ góc độ nghiệp của Phật giáo cho chúng ta biết, người hay nói dối thì hơi thở “có mùi”, thần sắc kém xa người khác, tâm lý thiếu ổn định, hậu quả là vô cùng nghiêm trọng.

Nói bậy

khẩu nghiệp, những lười không nên nói, lời phật dạy

(Ảnh minh họa)

Người ta thường thấy một loại người trong cuộc sống, họ cực kỳ thích “nói bậy”. Chỉ cần người khác xúc phạm mình một chút, lập tức họ sẽ trả đũa bằng những lời chửi mắng, khiển trách rất nặng nề. Những lời chửi thề trong miệng họ đơn giản là không thể chịu nổi. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của lời nói, cổ nhân nói: “Một chữ có thể thịnh quốc, nhưng một chữ cũng có thể diệt quốc”.

Xem thêm:  Nghệ thuật quan sát con người của tổ tiên: Hãy ghi nhớ hai công thức này, mọi người sẽ có thể 'lộ bản chất thật'

Ngôn ngữ ác độc giống như một thanh gươm sắc bén cắm sâu vào trái tim đối phương, khiến người đó bị tổn thương sâu sắc, cho dù sau đó người đó có nhận ra sai lầm của mình và xin lỗi đối phương thì điều đó cũng gây ra một vết thương lòng khó mà chữa lành. Những lời ác độc này sẽ đi sâu vào tâm trí đối phương và vang vọng bên tai họ mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, từ góc độ nghiệp của Phật giao thì những lời nói thô tục, nói bậy như vậy cũng là hại mình rất lớn, tự mình làm mất phước báu, mang lại những tai họa trong tương lai.

Lời nói ngông cuồng

khẩu nghiệp, những lười không nên nói, lời phật dạy

(Ảnh minh họa)

Người ăn nói ngông cuồng luôn cho mình là đúng, không kiêng nể bất kỳ ai, làm người lúc nào cũng huênh hoang, lỗ mãng. Họ không biết một khi trời đất nổi sấm chớp ắt sẽ mưa lớn, kẻ ăn nói ngông cuồng tất gặp họa to.

Một khi ý kiến ​​của người khác trái ngược với ý kiến ​​của mình, hoặc có chút động chạm đến lợi ích của bản thân, họ sẽ ôm hận trong lòng và nói những lời cay nghiệt, đây cũng là một tai hại lớn cho bản thân.

Cho nên làm người, tập khiêm tốn thâm trầm, cuộc sống sẽ vững vàng yên ổn. Thốt ra lời ngông cuồng, thiếu suy nghĩ cũng là khiến bản thân mình bị hạ thấp, tổn phước và tạo nghiệp cho mai sau mà thôi.

Xem thêm:  Mỹ nhân Hàn khiến vị thiếu gia khét tiếng 'đổ gục' ở bệnh viện, anh thẳng thừng từ chối phú bà quyền lực nhất nhì Gangnam để cưới cô

Xem thêm

Hạ Tú (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan