No menu items!
HomeBlogDinh DưỡngCơm gạo lứt có thể thay thế hoàn toàn cơm gạo trắng...

Cơm gạo lứt có thể thay thế hoàn toàn cơm gạo trắng để giảm cân? Tác hại của việc ăn quá nhiều gạo lứt

Rate this post

Gạo lứt là một thực phẩm được nhiều người sử dụng để ăn thay gạo trắng nhằm giảm cân. Tuy nhiên, ăn nhiều gạo lứt có thể gây hại cho sức khỏe.

Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe

Do không phải trải qua quá trình xay, giã nên gạo lứt có thể giữ được giá trị dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều so với gạo trắng. Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo, carb, Niacin (B3), Thiamin (B1), Axit pantothenic (B5), Pyridoxine (B6), sắt, canxi, folate, mangan, các hợp chất chống oxy hóa,…

Gạo lứt tốt cho sức khỏe tim mạch

Nhiều người thắc mắc “gạo lứt có tốt không”. Vì nguồn dưỡng chất phong phú mà gạo lứt mang lại, thì câu trả lời là “có”. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà gạo lứt có thể mang lại cho sức khỏe của chúng ta:

Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và một số loại hợp chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Chất xơ sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, bệnh về đường hô hấp.

Hợp chất lignans trong gạo lứt cũng mang đến tác dụng giảm huyết áp, giảm cholesterol và đồng thời giảm xơ vữa động mạch. Từ đó có thể ngăn chặn hiệu quả nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Xem thêm:  Ốm nghén có liên quan đến chỉ số IQ của trẻ không? Sự khác biệt giữa trẻ sinh ra bởi người mẹ bị ốm nghén và không bị ốm nghén là gì?

Hơn nữa, loại gạo này cũng có chứa nhiều magie, rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ suy tim và tử vong.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Sử dụng gạo lứt cũng là một thói quen giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì loại gạo này có lợi ích kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên chú ý nhiều đến chế độ ăn của mình để đảm bảo một bữa ăn cân bằng dưỡng chất. Tốt nhất hãy kết hợp gạo lứt với những thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất khác như các loại rau củ quả, chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nếu bạn hỏi ”gạo lứt có tốt không” và muốn bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn kiêng nhằm thực hiện mục tiêu giảm cân thì câu trả lời là “có”. Thay vì ăn gạo trắng mỗi ngày, bạn có thể ăn gạo lứt để giảm cân hiệu quả hơn.

Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, trung bình khoảng 158 gram gạo lứt thì có chứa 3,5 gram chất xơ. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, đồng thời giảm cơn thèm ăn vặt và hạn chế nạp thêm calo cho cơ thể. Vì thế, nếu có ý định giảm cân, bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày.

gạo lứt, giảm cân bằng gạo lứt, tác hại của gạo lứt

Gạo lứt hỗ trợ quá trình giảm cân, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm:  Dù hầm loại cá nào thì hai loại nguyên liệu này phải thận trọng, nếu bỏ nhầm cá sẽ bị tanh, ăn không ngon, không bổ dưỡng

Tăng cường sức khỏe xương

Trong gạo lứt có chứa nhiều magie – rất tốt cho xương, giúp xương luôn chắc khỏe. Hơn nữa, khi ăn gạo lứt thì quá trình hoạt hóa vitamin D trong cơ thể cũng diễn ra thuận lợi hơn và từ đó giúp hấp thụ canxi tốt hơn, ngăn ngừa những bệnh về xương khớp.

Tác hại của gạo lứt khi ăn không đúng cách, ăn quá nhiều

Cũng giống như bất kì loại thực phẩm nào, khi ăn quá nhiều gạo lứt sẽ không tốt cho sức khỏe. Nó cũng trở thành nguyên nhân gây hại với một số người.

Gạo lứt có chứa nguyên tố Asen

Gạo lứt đã qua sản xuất, có chứa một lượng rất nhỏ Asen. Thu nạp quá nhiều Asen trong một thời gian dài có thể dẫn tới rất nhiều hậu quả, bao gồm ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da.

Hầu hết các hạt gạo lứt đều chứa Asen nhiều hơn hạt gạo trắng thông thường. Do đó, bạn nên cẩn thận với loại gạo mà bạn mua.

Chính vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều gạo lứt để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần Asen có trong loại thực phẩm này không tốt cho những người mắc bệnh về tim.

gạo lứt, giảm cân bằng gạo lứt, tác hại của gạo lứt

Gạo lứt đã qua sản xuất, có chứa một lượng rất nhỏ Asen, ăn nhiều sẽ gây ung thư, tổn thương da.

Nguy cơ dị ứng chéo

Trước khi đặt gói gạo vào xe đẩy khi đi siêu thị, bạn nhớ đừng quên đọc kĩ nhãn sản phẩm để tránh những thành phần có thể gây dị ứng cho bản thân.

Rất nhiều hãng sản xuất đã tạo ra những sản phẩm khác nhau từ loại hạt này. Ví dụ như bột, bánh mì hay snack. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, họ thường sử dụng một thiết bị sản xuất cho nhiều sản phẩm, điều này rất dễ làm lây nhiễm chéo các chất dị ứng nguy hiểm giữa các sản phẩm.

Xem thêm:  Một lần trót 'ân ái' với đồng nghiệp, tôi không muốn ngủ cùng chồng nữa

Chứa acid Phytic

Bên cạnh một nguyên tố độc là Asen thì gạo lứt còn chứa acid phytic, một loại hợp chất không hòa tan làm ngăn cản hấp thu một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng. Chính vì chứa acid Phytic và nhiều chất xơ nên gây cảm giác khó tiêu.

Một số người không nên ăn gạo lứt

Gạo lứt tuy là một thực phẩm tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Sai lầm khi ăn gạo lứt của nhiều người chính là quan điểm ai cũng có thể sử dụng gạo lứt.

Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt bao gồm: người già, trẻ em, người thể trạng yếu, gầy gò, người đang hồi phục sau khi ốm, người mắc bệnh thận hay phụ nữ mang thai, sau sinh,… do nhóm đối tượng này có thể trạng không tốt, đồng thời hệ tiêu hóa cũng không ổn định nên rất khó để hấp thu hết chất dinh dưỡng từ gạo lứt.

gạo lứt, giảm cân bằng gạo lứt, tác hại của gạo lứt

Người gầy gò, ốm yếu, phụ nữ mang thai sau sinh nên hạn chế ăn gạo lứt.

Cách sử dụng gạo lứt đúng và an toàn

Theo ThS.BS.TTƯT Doãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện 198), chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.

Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.

gạo lứt, giảm cân bằng gạo lứt, tác hại của gạo lứt

Không nên thay thế cơm trắng để ăn cơm gạo lứt hoàn toàn. Bạn có thể ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần.

Thùy Dương (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)

Hoàng Minh Hảihttp://meeypage.com/tin-tuc
Hoàng Minh Hải là người sáng tạo nội dung, mọi nguồn nội dung được dẫn lại từ các tạp chí, Hoàng Minh Hải là chuyên gia công nghệ có kiến thức về VPS, website, SEO và các lĩnh vực khác như tên miền hosting
RELATED ARTICLES

Bài Viết Liên Quan